Để thành công trên thị trường chứng khoán, cần trang bị một chiến lược đầu tư chứng khoán rõ ràng, biết cách chọn cổ phiếu đầu tư, thời điểm mua – bán, các phân bổ và quản lý danh mục…
Một trong những phương pháp đầu tư phổ biến trên thị trường mà nhiều nhà đầu tư áp dụng là đầu tư giá trị.
Đầu tư chứng khoán theo phương pháp giá trị là gì?
Đầu tư chứng khoán theo phương pháp giá trị (Value Investing) là chiến lược tập trung vào việc mua cổ phiếu có giá thấp hơn giá trị nội tại của nó. Nói cách khác, nhà đầu tư giá trị tin rằng giá thị trường hiện tại của cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị thực của doanh nghiệp, dẫn đến cơ hội mua vào hấp dẫn.
Vậy, đầu tư chứng khoán theo trường phái giá trị sẽ tìm hiểu về cái gì?
2 tiêu chí đầu tư chứng khoán theo trường phái giá trị
Theo triết lý về đầu tư chứng khoán theo trường phái giá trị mà học viện Awaken Your Power đang theo đuổi thì để đầu tư thành công cần đáp ứng đủ 2 tiêu chí: “Good company – Cheap price”
Good company – Đầu tư chứng khoán vào công ty tốt
Trong yếu tố “Good company” cần phải đánh giá cổ phiếu dựa vào 2 phần đó là định tính và định lượng.
Định tính là sử dụng các thông tin, yếu tố phi số để phân tích về tình hình hoạt động của công ty thông như hoạt động công ty, mô hình kinh doanh, ban lãnh đạo, đối thủ là gì, cổ đông là ai…
Thông qua những phân tích định tích sẽ hỗ trợ cho nghiên cứu định lượng – sử dụng dữ liệu số để đo lường, đánh giá và phân tích, từ đó sẽ giúp nhà đầu tư có 1 cái nhìn tổng quan, rõ ràng, đầy đủ trước khi quyết định đầu tư.
Vậy phân tích định tính và phân tích định lượng khi đầu tư chứng khoán là gì?
Phân tích định tính
Phân tích định tính là tìm hiểu, phân tích các yếu tố phi tài chính như mô hình kinh doanh, ban lãnh đạo, cổ đông đối thủ, thương hiệu, uy tín, văn hóa doanh nghiệp,… để đánh giá giá trị của doanh nghiệp.
- Lịch sử hoạt động và tình hình tài chính: Doanh nghiệp đã hoạt động được bao lâu? Lợi nhuận, doanh thu và dòng tiền ra sao? Tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất nợ/vốn,… như thế nào?
- Ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp có tiềm năng phát triển như thế nào? Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp ra sao?
- Ban lãnh đạo: Ban lãnh đạo có kinh nghiệm và năng lực quản lý như thế nào? Chiến lược phát triển của doanh nghiệp ra sao?
- Cổ đông: Ai là những cổ đông lớn của doanh nghiệp? Họ có cam kết lâu dài với doanh nghiệp hay không?
- Đối thủ cạnh tranh: Doanh nghiệp có những đối thủ cạnh tranh nào? Ưu và nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh ra sao?
Phân tích định lượng
Phân tích định lượng giá trị nội tại của cổ phiếu là quá trình ước tính giá trị thực sự của một doanh nghiệp dựa trên các yếu tố tài chính. Giá trị nội tại được hiểu là
- Phân tích cơ bản: Sử dụng các phương pháp định giá như P/E, P/B, DCF,… để ước tính giá trị nội tại của cổ phiếu.
- Phân tích so sánh: So sánh doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá mức độ định giá của cổ phiếu.
Phân tích định lượng giá trị nội tại phổ biến gồm nhiều phương pháp:
- Phương pháp giá trị sổ sách: Giá trị sổ sách là giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp được thể hiện trên bảng cân đối kế toán. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá giá trị thanh lý của doanh nghiệp.
- Phương pháp tỷ số định giá: Phương pháp này sử dụng các tỷ số tài chính như P/E, P/B, PEG,… để đánh giá giá trị tương đối của cổ phiếu so với các doanh nghiệp cùng ngành.
- Phương pháp chiết khấu dòng tiền: Phương pháp này ước tính giá trị hiện tại của dòng tiền mà doanh nghiệp dự kiến tạo ra trong tương lai. Đây là phương pháp phân tích giá trị nội tại phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất.
Cheap price – Đầu tư chứng khoán vào công ty có định giá rẻ
Sau khi phân tích đánh, định giá cổ phiếu và đã lựa chọn được công ty tốt, điều tiếp theo cần làm là so sánh giá trị cổ phiếu với thị giá hiện tại của cổ phiếu trên thị trường bây giờ có phải là lúc thích hợp để đầu tư vào cổ phiếu này không? Một số yếu tố bạn cần xem xét khi đề cập đến tiêu chí “Cheap price”
- Thị giá hiện tại của cổ phiếu là bao nhiêu? Có an toàn để đầu tư vào thời điểm này hay không?
- Xu hướng chung của thị trường: Thị trường đang ở giai đoạn nào? Tăng hay giảm?
- Biến động thị trường: Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến biến động thị trường? Chính trị, chiến tranh, vĩ mô, các chính sách của nhà nước có đang hỗ trợ không? Giai đoạn này có phù hợp để đầu tư vào cổ phiếu này không?
- Tâm lý nhà đầu tư: Tâm lý nhà đầu tư đang như thế nào? Hoang mang hay đang hưng phấn?
Việc xác định được “Cheap price” sẽ giúp nhà đầu tư tối ưu hóa được việc đầu tư chứng khoán, tránh mua những công ty tuy tốt nhưng thị giá đã quá cao so với giá trị thật của cổ phiếu.