Giao tiếp với cấp trên là một trong những nghệ thuật giúp bạn có được sự yêu thích và tin tưởng với Sếp một cách tự nhiên mà không phải dựa vào những lời nịnh nọt giả dối.

Để có thể ghi điểm cao trong mắt Sếp và nhanh chóng thăng tiến hơn trong sự nghiệp, nếu bạn chỉ dựa vào khả năng làm việc là chưa đủ.

Có những người cố gắng bao năm vẫn ngồi yên 1 chỗ, có người vừa vào đã nhanh chóng phát triển vượt bật. Đó không phải vì may mắn hay họ là người có khả năng phẩm sinh.

Thực tế là bạn chỉ cần hiểu được nghệ thuật trong việc giao tiếp, từ đó sẽ tự có được sự yêu thích và tin tưởng với Sếp mà không phải dựa vào những lời nịnh nọt giả dối hay bất cứ một sự sắp đặt nào của số phận.

Trong bài viết này, Học viện AYP sẽ chia sẻ 4 nguyên tắc trong nghệ thuật giao tiếp với cấp trên mà bạn cần nắm rõ.

Hãy kêu gọi hỗ trợ, đừng nhờ vả khi giao tiếp với cấp trên

Bạn phải luôn là người có trách nhiệm với công việc mình đang triển khai. Nếu có khó khăn xuất hiện, hãy chủ động đến để kêu gọi sự hỗ trợ từ sếp.

Nguyên tắc 1 khi giao tiếp với cấp trên đó là luôn kêu gọi hỗ trợ đúng cách
Nguyên tắc 1 khi giao tiếp với cấp trên đó là luôn kêu gọi hỗ trợ đúng cách

Lưu ý là bạn phải luôn tìm hướng xử lý trước và đến với tâm thế nhờ sự góp ý từ Sếp để chọn ra được hướng tốt nhất cuối cùng. Chứ không chỉ đến với tâm lý ngồi không và chờ người khác giúp.

Đừng xâm phạm quyền hạn khi giao tiếp với cấp trên

Khi mới bước vào môi trường đi làm, tất nhiên bạn cần phải có một tinh thần ham học hỏi, đóng góp và chủ động, sáng tạo để giúp công ty phát triển đi lên.

Vậy nên, bạn luôn có quyền được nêu lên những quan điểm, ý kiến và nghiên cứu cá nhân của mình nhưng có một điều cần luôn nhớ đến khi giao tiếp với Sếp và trong đội nhóm đó là giới hạn quyền lực của chính bạn. Biết những gì cần nói và những gì khong cần nói đừng quá chủ động đến mức chính sự chủ động đó trở thành lý do khiến bạn là một nhân viên có xu hướng vượt cấp, qua mặt Sếp.

Nguyên tắc 2 khi giao tiếp là đừng để sự chủ động biến bạn thành lý do vượt cấp
Nguyên tắc 2 khi giao tiếp là đừng để sự chủ động biến bạn thành lý do vượt cấp

Đừng tỏ thái độ khi nhận lời chỉ trích của cấp trên

Trong môi trường đi làm, luôn sẽ có những vấn đề bất đồng xảy ra giữa các đồng nghiệp với nhau hoặc đặc biệt hơn là giữa Sếp và nhân viên. Lý do có thể đến từ việc có những hiểu lầm, áp lực về doanh số, hoặc cũng có thể là vì một lỗi sai nào đó do chính bạn gây ra. Lúc này, Sếp sẽ dễ có thể đưa ra những lời chỉ trích sẽ có phần hơi khó nghe thậm chí dễ khiến bạn thấy tổn thương.

Đừng tỏ thái độ ngay khi nhận lời chỉ trích
Đừng tỏ thái độ ngay khi nhận lời chỉ trích

Tuy nhiên, việc bạn cần làm đừng ngay lập tức tỏ thái độ khó chịu, hãy bình tĩnh và giúp Sếp hiểu bạn đang cố gắng nhìn ra vấn đề và tìm cách để cải thiện.

Chọn phương thức giao tiếp phù hợp khi giao tiếp với cấp trên

Mỗi người đều có một tính cách riêng và họ ưa chuộng những  phương thức giao tiếp khác nhau. Có người thích báo cáo trực tiếp, có người thích báo cáo qua Email. Có người chỉ quan trọng về số liệu nhưng cũng có có người quan trọng quá trình. Vì vậy bạn cần nắm bắt được nhu cầu của Sếp để có được cách giao tiếp phù hợp nhất, dễ dàng tiếp cận Sếp. Mang đến cho họ đúng những thứ họ cần và mong đợi được nghe, điều này sẽ khiến họ cảm thấy thoải mái khi làm việc với bạn.

Hãy cố gắng hiểu phương thức giao tiếp yêu thích của Sếp
Hãy cố gắng hiểu phương thức giao tiếp yêu thích của Sếp

Hầu hết các Sếp đều sẽ thích nghe những thông tin ngắn gọn, súc tích vì họ có rất nhiều việc khác cần quan tâm.

Thể hiện tinh thần nhiệt huyết trong công việc 

Khi bạn nhận một yêu cầu hoặc dự án nào đó từ Sếp. Câu nói đầu tiên bạn cần trả lời đó là: “Dạ em sẽ tìm cách xử lý ngay”.

Luôn thể tinh thần hăng hái khi được giao việc
Luôn thể tinh thần hăng hái khi được giao việc

Cách trả lời ngắn gọn và nhanh chóng này giúp Sếp cảm thấy bạn là một nhân viên chuyên nghiệp và có tinh thần hăng hái, sẵn sàng nhận việc rất cao. Ngược lại, nếu bạn ngay lặp tức tỏ ra thái độ e dè, lo lắng và đưa ra ý kiến này, quan điểm kia khi chưa thật sự có thời gian nghiên cứu thêm hoặc tìm hiểu, điều này sẽ khiến Sếp cảm thấy rất khó chịu về bạn và có ngay đánh giá không mấy tích cực.

Không cần nịnh nọt, chỉ cần tôn trọng khi giao tiếp với cấp trên

Vì bạn đang là nhân viên dưới cấp, do đó nguyên tắc giao tiếp cơ bạn cần nhớ là bạn luôn phải tôn trọng Sếp cấp trên của mình.

Những điều tốt đẹp sẽ đến khi bạn duy trì được thiện chí của mình với cấp trên, luôn duy trì uy quyền của Sếp trong tất cả những khía cạnh khác nhau và thể hiện được việc bạn đang cố gắng hỗ trợ để Sếp, bạn và kết quả công việc cuối cùng sẽ đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Đừng vì bạn muốn nhanh chóng thăng tiến lên một vị trí nào đó mà phải cố gắng nói những điều không có thật, xu nịnh và luồng cuối, cố gắng đi ngược lại với những suy nghĩ của mình.

Một trong những nguyên tắc giao tiếp quan trọng khi giao tiếp với Sếp đó là tôn trọng
Một trong những nguyên tắc giao tiếp quan trọng khi giao tiếp với Sếp đó là tôn trọng

Và những điều giả dối sẽ luôn dễ dàng bị phát hiện, đặc biệt với những người có khả năng tư duy và lâu năm kinh nghiệm như các Sếp, sẽ không khó để họ nhận ra đâu là một nhân viên không đủ năng lực mà chỉ đang cố để “đi cửa sau”.

Lời kết

Phía trên là 6 nguyên tắc giao tiếp với Sếp mà Học viện đề xuất để có thể giúp bạn có thể áp dụng vào công việc.

Nếu bạn muốn lắng nghe thêm 6 thói quen để làm việc với Sếp thì có thể xem video phía dưới nhé: