Kỹ năng kết thúc bài thuyết trình là khả năng tổ chức và trình bày phần cuối cùng của một bài thuyết trình sao cho ấn tượng, nhằm nhấn mạnh thông điệp chính và kêu gọi khán giả hành động một việc gì đó. Phần kết bài không chỉ đơn giản là một lời chào tạm biệt, mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc nhắc lại những điểm chính, kêu gọi hành động, hoặc tạo ra cảm xúc tích cực. Điều này đảm bảo rằng khán giả sẽ nhớ đến những gì đã được truyền đạt và có thể áp dụng nó sau buổi thuyết trình.

ket-thuc-bai-thuyet-trinh

Kỹ năng này bao gồm việc chọn lựa và sử dụng các chiến lược khác nhau để kết thúc, như tóm tắt lại nội dung, đặt câu hỏi mở, kêu gọi hành động, hoặc đưa ra một viễn cảnh tương lai hấp dẫn. Một kết thúc tốt không chỉ nâng cao hiệu quả của toàn bộ bài thuyết trình mà còn để lại ấn tượng lâu dài trong lòng khán giả.

Trong bài viết này, học viện AYP sẽ chia sẻ 7 cách kết thúc bài thuyết trình đầy sáng tạo và hiệu quả. Bạn cũng sẽ nhận được những gợi ý cụ thể về cách áp dụng các phương pháp này vào tình huống thuyết trình riêng của mình, giúp bạn tự tin và thu hút sự chú ý của khán giả từ đầu đến cuối.

Tại sao kết thúc bài thuyết trình lại quan trọng?

Kết thúc bài thuyết trình là một phần cực kỳ quan trọng và không nên bỏ qua vì nó chính là điểm nhấn cuối cùng mà khán giả sẽ nhớ đến sau khi bạn hoàn thành bài nói của mình.

Một kết thúc tốt có thể củng cố những điểm chính đã trình bày, gợi nhớ lại thông điệp cốt lõi và khuyến khích khán giả thực hiện hành động theo mục tiêu của bài thuyết trình. Ngược lại, một kết thúc lỏng lẻo hoặc thiếu sức thuyết phục có thể khiến toàn bộ nội dung trước đó trở nên mờ nhạt và ít ảnh hưởng hơn.

ket-thuc-bai-thuyet-trinh

2 chiến lược khi kết thúc bài thuyết trình

  • Chiến lược Giáo dục (Educate): Giúp khán giả không chỉ tiếp nhận thông tin mà còn hiểu sâu và ghi nhớ những kiến thức quan trọng mà bạn đã chia sẻ. Bằng cách sử dụng các phương pháp như tóm tắt nội dung, đặt câu hỏi, hoặc khuyến khích người nghe tự ghi chép, bạn giúp khán giả có thể ghi nhớ những điểm chính một cách logic và áp dụng chúng sau buổi thuyết trình.

ket-thuc-bai-thuyet-trinh

  • Chiến lược Thuyết phục (Persuade): Khuyến khích khán giả hành động ngay sau khi kết thúc bài thuyết trình của bạn. Chiến lược này tập trung vào việc làm sao để khán giả thấy rõ lợi ích và giá trị của hành động mà bạn kêu gọi. Bạn cần kết thúc bài nói bằng những hướng dẫn cụ thể, đơn giản, và dễ nhớ, để khán giả có thể thực hiện ngay khi rời khỏi buổi thuyết trình. Kết thúc mạnh mẽ với một lời kêu gọi hành động rõ ràng không chỉ giúp bạn đạt được mục tiêu của bài thuyết trình mà còn tạo ấn tượng sâu sắc và dài lâu với khán giả.

ket-thuc-bai-thuyet-trinh

Cách kết thúc bài thuyết trình với mục tiêu Educate

Tóm tắt lại bài học chính

Tóm tắt lại bài học chính là việc bạn tổng hợp lại những ý chính, những điểm quan trọng nhất mà bạn đã chia sẻ trong bài thuyết trình.

Để khán giả có thể hiểu và nhớ được những điều quan trọng mà bạn muốn truyền đạt. Khi tóm tắt lại các điểm chính, bạn giúp khán giả sắp xếp và hệ thống lại thông tin, làm cho những kiến thức này trở nên rõ ràng và dễ nhớ hơn.

Đặc biệt, việc tóm tắt sẽ đảm bảo rằng khán giả nắm bắt được những thông tin cốt lõi, giảm thiểu sự hiểu lầm hoặc bỏ sót các điểm quan trọng, chắc chắn rằng họ không chỉ nghe mà còn thực sự hiểu và lưu giữ thông tin sau buổi thuyết trình.

  • Ví dụ thực tế:

Ví dụ: “Những điều quan trọng mà chúng ta đã thảo luận hôm nay là:”

Điều 1: Tầm quan trọng của phần kết bài thuyết trình

Điều 2: 2 chiến lược để kết thúc bài thuyết trình

Điều 3: Cách áp dụng cụ thể cho từng chiến lược

ket-thuc-bai-thuyet-trinh

Đặt câu hỏi trắc nghiệm cho khán giả

Đây là khi bạn đưa ra những câu hỏi ngắn dựa trên nội dung vừa trình bày, để kiểm tra xem khán giả có thực sự nắm bắt được thông tin hay không.

Giúp họ tự suy ngẫm và tổng hợp lại những gì đã học được trong suốt buổi thuyết trình. Khi bạn đặt câu hỏi, khán giả sẽ có cơ hội tự mình nhắc lại và ghi nhớ các kiến thức, từ đó những thông tin này sẽ được khắc sâu hơn trong trí nhớ của họ. 

Điều này không chỉ giúp họ hiểu rõ hơn mà còn làm cho buổi thuyết trình trở nên tương tác hơn, sôi động hơn. Khán giả khi tự mình trả lời những câu hỏi liên quan sẽ có cảm giác chủ động và tham gia tích cực hơn vào bài thuyết trình, giúp củng cố những kiến thức họ vừa tiếp nhận.

Ví dụ:

ket-thuc-bai-thuyet-trinh

Khuyến khích khán giả tự ghi nhận

Khuyến khích khán giả tự ghi nhận là cách bạn yêu cầu họ tự suy nghĩ và viết ra những điều họ cảm thấy tâm đắc hoặc học được từ bài thuyết trình.

Giúp khán giả tự đúc kết và xác định những kiến thức, bài học hoặc ý tưởng mà họ đã tiếp thu trong suốt buổi thuyết trình. Khi khán giả tự viết ra những điều họ tâm đắc hoặc băn khoăn, họ sẽ có cơ hội suy ngẫm sâu hơn về nội dung, từ đó kiến thức được nhớ lâu hơn và dễ dàng áp dụng vào thực tế. 

Đây cũng là cách giúp khán giả liên hệ trải nghiệm cá nhân với nội dung thuyết trình, tạo nên sự nhận thức rõ ràng và ý nghĩa hơn từ những gì họ đã học được.

  • Ví dụ thực tế: “Trước khi chúng ta kết thúc buổi thuyết trình, tôi muốn dành vài phút để các bạn có thời gian tự suy ngẫm và tổng hợp lại những gì mình đã học được hôm nay. Hãy nghĩ về những ý tưởng, khái niệm hoặc thông tin mà bạn thấy tâm đắc nhất, những điều mà bạn cho rằng sẽ hữu ích trong công việc hoặc cuộc sống của mình.”

ket-thuc-bai-thuyet-trinh

Đặt câu hỏi mở

Đặt câu hỏi mở là khi bạn hỏi khán giả những câu hỏi không có đáp án cụ thể, mà yêu cầu họ tự suy nghĩ và chia sẻ ý kiến cá nhân. 

Giúp khán giả tự tư duy và kết nối với nội dung mà bạn đã trình bày. Khi khán giả phải tự trả lời các câu hỏi mở, họ không chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ thông tin mà còn phải suy ngẫm, liên hệ với kiến thức và kinh nghiệm của bản thân. 

Điều này giúp họ tiếp cận nội dung từ nhiều góc độ khác nhau, đồng thời tạo ra sự tương tác hai chiều giữa người thuyết trình và khán giả. Câu hỏi mở cũng khuyến khích khán giả chia sẻ quan điểm cá nhân, từ đó tạo nên một cuộc thảo luận sôi nổi và ý nghĩa hơn.

Ví dụ thực tế:
Cuối buổi thuyết trình, bạn có thể hỏi khán giả những câu hỏi mở như: “Điều gì trong bài thuyết trình hôm nay đã khiến bạn ấn tượng nhất? Có ý tưởng nào mà bạn cảm thấy muốn khám phá thêm không?”

ket-thuc-bai-thuyet-trinh

Cách kết thúc bài thuyết trình với mục tiêu Thuyết phục

Kêu gọi hành động cụ thể

Sau khi trình bày xong, bạn cần hướng dẫn khán giả thực hiện những hành động cụ thể. 

Đảm bảo rằng khán giả không chỉ nghe và hiểu mà còn biết chính xác những gì họ cần làm tiếp theo. Khi bạn kêu gọi hành động một cách cụ thể, bạn giúp khán giả dễ dàng chuyển từ việc chỉ nghe hiểu sang việc thực hiện ngay lập tức. Điều này đặc biệt quan trọng trong các buổi họp công việc hoặc khi bạn muốn khán giả áp dụng một quy trình mới. 

Bằng cách cung cấp các bước hành động rõ ràng, bạn tăng khả năng họ sẽ thực hiện và đạt được kết quả mong muốn sau buổi thuyết trình. Đồng thời, bạn giúp khán giả chuyển từ trạng thái thụ động tiếp nhận thông tin sang trạng thái chủ động hành động. 

Ví dụ thực tế:
Các bạn chia sẻ về cách áp dụng công nghệ trong quy trình làm việc để tăng hiệu suất, có thể kết bài như sau:

“Sau ngày hôm nay, có 3 thứ cần phải làm: (1) Kiểm tra email để đảm bảo các bạn nhận thông tin từ công ty gửi xuống. Nếu trong vòng 24 giờ không có thì hãy liên hệ với bạn A. (2) Thiết lập tài khoản và cài bảo mật trên ứng dụng công nghệ. (3)Thực hiện nhiệm nhiệm vụ đầu tiên được đính kèm dưới email”

ket-thuc-bai-thuyet-trinh

Vẽ ra viễn cảnh tương lai (vision)

Bạn diễn tả một hình ảnh rõ ràng về những gì khán giả có thể đạt được nếu họ làm theo những gì bạn hướng dẫn. 

Giúp khán giả thấy được lợi ích và giá trị mà họ sẽ đạt được nếu thực hiện hành động mà bạn đề xuất. Khi bạn gợi ra một tương lai tích cực, cụ thể và rõ ràng, khán giả sẽ cảm thấy hứng thú và có động lực hơn để hành động. 

Họ không chỉ hiểu lý do tại sao cần hành động mà còn thấy được kết quả tốt đẹp mà họ có thể đạt được, điều này giúp tăng khả năng họ sẽ làm theo hướng dẫn của bạn sau buổi thuyết trình.

Ví dụ thực tế:

ket-thuc-bai-thuyet-trinh

Kết hợp giữa giáo dục với hành động. 

Đây là cách bạn không chỉ dạy cho khán giả những kiến thức mới mà còn hướng dẫn họ cách áp dụng những kiến thức đó ngay lập tức.

Giúp khán giả không chỉ hiểu những gì bạn đã chia sẻ mà còn biết cách áp dụng ngay vào thực tế. Điều này có nghĩa là khán giả không chỉ rời khỏi buổi thuyết trình với kiến thức mới mà còn có hướng dẫn cụ thể về những bước tiếp theo họ cần thực hiện. 

Cách kết thúc này giúp đảm bảo rằng họ sẽ không chỉ hiểu mà còn thực sự hành động, mang lại kết quả rõ ràng và lâu dài.

Ví dụ thực tế: “Nãy giờ chúng ta đã nói xong phần công nghệ mới rồi. Mọi người thấy phần công nghệ này có gì thú vị cho riêng bản thân của mình thì xin mời chia sẻ.

Và sau ngày hôm nay, có 3 thứ cần phải làm:

  • Kiểm tra email để đảm bảo các bạn nhận thông tin từ công ty gửi xuống. Nếu trong vòng 24 giờ không có thì hãy liên hệ với bạn A
  • Thiết lập tài khoản và cài bảo mật trên ứng dụng công nghệ 
  • Thực hiện nhiệm nhiệm vụ đầu tiên được đính kèm dưới email”

Lộ trình rèn luyện Kỹ năng Thuyết trình bền vững

Kết thúc một bài thuyết trình một cách ấn tượng là bước quan trọng giúp củng cố thông điệp và tạo ấn tượng lâu dài với khán giả. Việc áp dụng những cách này sẽ giúp bài thuyết trình của bạn không chỉ trở nên chuyên nghiệp hơn mà còn hiệu quả hơn trong việc truyền đạt thông điệp và thuyết phục khán giả.

Nếu bạn muốn tìm hiểu và rèn luyện thêm kỹ năng thuyết trình, hãy tham gia Webinar miễn phí Speaking With Purpose về kỹ năng thuyết trình của Huỳnh Duy Khương để nâng cao khả năng của mình tại đây.

ket-thuc-bai-thuyet-trinh