9 bước cơ bản để lập kế hoạch kinh doanh khi khởi nghiệp

Kế hoạch kinh doanh là một bước vô cùng quan trọng, quyết định phần lớn tới sự thành công hay thất bại cho công cuộc khởi nghiệp của bạn. Bởi vậy, để có được bước khởi đầu thuận lợi trong kinh doanh, bạn cần phải có cho mình một bản kế hoạch hoàn chỉnh, kín kẽ trước khi bắt tay vào thực hiện. Trong bài viết này, học viện AYP sẽ đồng hành cùng bạn thông qua việc chia sẻ 9 bước cơ bản để lập kế hoạch kinh doanh khi khởi nghiệp.

Kế hoạch kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh là gì?

Kế hoạch kinh doanh là bản mô tả quá trình, định hướng kinh doanh trong tương lai gần hoặc xa của một công ty, doanh nghiệp hay một cửa hàng bất kỳ. Nó giống như một bản đồ, giúp bạn có thể định hướng rõ ràng được đường đi, nước bước và hạn chế nhất có thể những sai lầm, sự cố.

lap ke hoach kinh doanh
Lập kế hoạch kinh doanh chính là mở ra tấm bản đồ giúp chúng ta đi đúng hướng

 

Lập kế hoạch kinh doanh chính là tạo ra “tấm bản đồ” nhằm định hướng chiến lược, hoạt động kinh doanh để mang lại hiệu quả tốt nhất. Việc xây dựng kế hoạch kinh doanh được thực hiện càng bài bản, chi tiết thì khả năng hiện thực hóa các hoạt động càng trở nên dễ dàng, thuận lợi và thu lại hiệu quả càng cao.

Vậy các bước chi tiết cụ thể như thế nào? Phần dưới đây của bài viết sẽ có hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh dành cho bạn.

(Ý nghĩa CỐT TỦY của KINH DOANH là gì? | Nguyễn Hữu Trí | Fan hỏi)

 

Cách lập kế hoạch kinh doanh cho khi khởi nghiệp

Lên ý tưởng kinh doanh

Đây là bước quan trọng đầu tiên trước khi bắt tay vào xây dựng kế hoạch kinh doanh. Bạn nên tìm ra những ý tưởng khác biệt, độc đáo, có cơ hội phát triển, tính khả thi cao và nhu cầu thị trường rộng mở… Tuy nhiên, không vì thế mà bạn bỏ qua những ý tưởng có đôi chút viển vông, bởi đôi khi viển vông làm nên cái riêng biệt, mới lạ và thúc đẩy những mô hình hiệu quả không ngờ tới.

Mục tiêu về thành quả đạt được khi kinh doanh

Khi viết kế hoạch kinh doanh cần phải có điểm bắt đầu và cả mục tiêu đạt được. Đó là cái đích mà bạn cần hướng tới khi thực hiện các hiện thực hóa các hoạt động đã vạch ra trước đó. Trên thực tế, mục tiêu sẽ giúp chi tiết, cụ thể hóa kế hoạch kinh doanh của bạn.

Ké Hoạch Kinh Doanh
Bước đầu tiên trong kinh doanh chính là đặt ra mục tiêu rõ ràng, cụ thể và có khả thi

 

Đối với việc vạch ra mục tiêu trong bản kế hoạch kinh doanh, bạn cần đặt ra các câu hỏi: mục tiêu cần đạt được là những gì? Thời điểm đạt được của mỗi mục tiêu là lúc nào và phương thức định lượng kết quả là gì? Trả lời được các câu hỏi này bạn sẽ cảm thấy không quá khó để vạch ra một cách chính xác mục tiêu của kế hoạch kinh doanh.

Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thị trường

Đây là bước cực kỳ quan trọng, nó quyết định trực tiếp tới nguồn khách hàng tiêu thụ sản phẩm của bạn. Thứ nhất, nghiên cứu và phân tích thị trường giúp bạn biết rõ về đối thủ cùng ngành hàng, từ đó tìm ra điểm mạnh và sự riêng biệt cho mình. Thứ hai, việc nghiên cứu và phân tích thị trường còn giúp bạn nhắm được nguồn khách hàng tiềm năng cho sản phẩm của mình.

Ke Hoach Kinh Doanh
Phân tích được thị trường và đối thủ để nắm bắt rõ tình hình, thông tin để đi đúng hướng

 

Ở bước này, bạn cần vạch rõ được điểm mạnh, yếu của đối thủ; những đơn vị đã kinh doanh thành công cùng mô hình và lý do thành công của họ; phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu cũng như tâm lý, nhu cầu của tập khách hàng này.

Điểm mạnh, yếu của chính mình

Người xưa có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Điều này rất chính xác trong trường hợp chuẩn bị khởi nghiệp của bạn. Theo đó, bạn cần nắm rõ, điểm mạnh, điểm yếu, tính sáng tạo, độc đáo và tính độc quyền của sản phẩm mà bạn chuẩn bị mang tới cho khách hàng sẽ ở mức nào so với các đơn vị cùng lĩnh vực.

Viết Kế Hoạch Kinh Doanh
Tự nhìn nhận lại bản thân để biết đâu là điểm mạnh để mà phát huy, điểm yếu thì phải khắc phục

 

Việc nhận thức này sẽ giúp tìm ra lợi thế để cạnh tranh, khắc phục điểm yếu, từ đó có những chiến lược kinh doanh chính xác và tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất. Bạn có thể tự mình phân tích điểm mạnh, điểm yếu bằng mô hình SWOT (Theo Wikipedia).

Xác định mô hình tổ chức kinh doanh

Bạn cần xác định rõ mô hình tổ chức kinh doanh sẽ theo đuổi như: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Hộ kinh doanh hay Công ty hợp danh để có sự chuẩn bị phù hợp, nhất là về mặt giấy tờ, pháp lý.

Xây dựng kế hoạch Marketing

Trong thời điểm phát triển thương mại điện tử mạnh mẽ như hiện nay, việc chú trọng tới phát triển Marketing là việc làm không thể thiếu của bất kỳ đơn vị nào. Bởi vậy, bạn cần xây dựng kế hoạch Marketing bài bản, theo từng giai đoạn và gắn với mục tiêu rõ ràng ở từng giai đoạn đó.

Đọc thêm: 06 cuốn sách Marketing hay nhất

Lập kế hoạch quản lý nhân sự

Dù là mô hình kinh doanh nhỏ hay lớn, bạn cũng cần có kế hoạch cho việc quản lý nhân sự nhằm đảm bảo sự hoạt động trơn tru, thuận lợi. Mỗi nhân sự cần được phân công nhiệm vụ rõ ràng và bạn quản lý nhân sự dựa trên báo cáo định kỳ trong các buổi họp giao ban.

Xây Dựng Kế Hoach Kinh Doanh
Nhân sự cần được phân chia công việc rõ ràng, không ngừng đạo tạo nhân lực

 

Đồng thời, bạn cũng cần tính đến phương án mở rộng nhân lực, đào tạo và phát triển nhân lực nếu mô hình kinh doanh của bạn phát triển.

Kế hoạch tài chính

Một kế hoạch hoàn hảo, một ý tưởng tuyệt vời cùng tâm thế sẵn sàng sẽ cho bạn tiền đề để thành công. Tuy nhiên, còn một việc quan trọng hơn bạn cũng cần đặc biệt lưu ý, đó chính là việc lập kế hoạch tài chính, quản lý dòng tiền trong suốt quá trình hoạt động.

Kế Hoach Kinh Doanh
Cần lập kế hoạch tài chính cụ thể ngay từ khi bắt đầu kinh doanh

 

Trong bản kế hoạch kinh doanh, bạn nên vạch rõ các khoản phí cần phải chi, thời gian chi ra, thời gian thu lại… để quản lý tốt dòng tiền kẻo tránh lãi không bù được lỗ.

Hiện thực hóa kế hoạch kinh doanh

Đây là bước cuối cùng để hiện thực hóa tất cả những bước trên. Bạn cần đảm bảo sự tuân thủ theo đúng kế hoạch đã đề ra trước đó. Trong trường hợp cần thay đổi, bạn nên tính toán kỹ càng, có bước điều chỉnh và thích nghi dần, tránh làm theo hướng bộc phát, phá hỏng bản kế hoạch ban đầu.

Với 9 bước lập kế hoạch kinh doanh trên đây, mong rằng bạn sẽ có được sự hiểu biết và hình thành cơ bản quy trình, định hướng trước khi bắt tay vào thực hiện việc khởi nghiệp của mình.

Tiếp tục: Bổ sung những kỹ năng lãnh đạo, quản lý đội nhóm hiệu quả cùng khoá học Awaken Your Power

 

Share:

More Posts

Send Us A Message