Bạn mới tốt nghiệp ra trường nhưng thấy khó khăn để xin được một công việc chính thức vì quá ít kinh nghiệm? Bạn là sinh viên năm 2, năm 3 và bắt đầu lo lằng đi tìm đam mê thực sự của bản thân? Hay bạn mới chỉ kết thúc những năm tháng đầu tiên trên giảng đường Đại học và phía trước là cả một kỳ nghỉ hè còn đang “trống rỗng”? Bạn nghĩ đến việc đi làm thêm, bạn tò mò lên những trang tuyển dụng để tìm việc. Bạn tìm thấy một công việc có vẻ phù hợp và yêu thích, bạn vui mừng, hồ hởi, được một lúc và … lại tiếp tục tìm.
Điều gì đang thực sự níu giữ bạn lại trong vùng an toàn, ngăn cản bạn bước ra ngoài và tìm kiếm những công việc phù hợp cho bản thân? Một cách lý giải đơn giản nhất có lẽ là động lực đi làm của bạn chưa đủ lớn. Hẳn phải có gì đang đánh “cắp” động lực đó của bạn? Đó có thể là sự mệt mỏi sau những ngày học tập căng thẳng, hay là bạn cho rằng công việc đó không đủ thách thức. Bạn vẫn còn những nỗi sợ nào đó len lỏi bên trong, nỗi sợ về việc các giá trị bị xung đột hoặc bạn đang không biết chính xác mình muốn gì, mục tiêu của việc đi làm thêm của mình là gì.
Bây giờ chúng ta sẽ cùng “đập tan” từng rào cản đang kìm hãm động lực của bạn
- Các giá trị của bạn đang bị xung đột?
Đây là thời điểm khi bạn đang đứng giữa quá nhiều lựa chọn khác nhau mà bạn cảm thấy không thể thỏa mã được tất cả. Bạn có thể bất chợt nổi hứng muốn đi làm thêm, nhưng rồi một sự việc khác ập đến khiến động lực ấy mất đi. Điều nay khiến bạn cảm thấy bị xung đột mạnh mẽ giữa nhiều con đường khác nhau khi bạn chỉ muốn tìm con đường tốt nhất cho bản thân. Và năng lượng bạn tiêu tốn từ việc giải quyết những xung đột này có thể khiến bạn mệt mỏi và chán nản để tiếp tục theo đuổi một công việc làm thêm, hoặc đại loại là một mục tiêu nào khác.
Để giải quyết tình huống này, bạn cần xác đinh thật rõ đầu là ưu tiên của bạn, điều bạn muốn làm trước là gì và tại sao lại như vậy, ghi nó ra một tờ giấy nhỏ. Khi đã có cho mình một thứ tự ưu tiên rõ ràng, việc bạn làm gì đầu tiên và sau đó sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều vì hoàn toàn chúng đã là quyết định của bạn.
- Bạn không đủ thời gian?
Bạn luôn thấy quỹ thời gian của mình thật ít ỏi để có thể đi làm, bạn lo sợ rằng việc đi làm thêm sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và bạn không thể làm gì khác, nhưng điều này thật sai lầm. Thời gian phụ thuộc ở chính bạn, bạn muốn làm bao nhiêu giờ một ngày, bao nhiêu ngày một tuần, còn thời gian khác bạn sẽ làm gì. Hiện nay có rất nhiều công việc cho phép nhân viên khá thoải mái, chủ động trong giờ giấc, bạn có thể chọn những công việc từ 3 – 4 giờ/ngày, hoặc nhiều hơn đôi chút.

Nếu biết quản lý phù hợp, thì khoảng thời gian bạn dành cho bản thân, gia đình và bạn bè vẫn còn rất nhiều. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn học thêm Tiếng Anh hay một khóa học chuyên ngành nào đó chẳng hạn, cũng đừng lo lắng vì nó chỉ tốn của bạn thêm 2 – 3 tiếng nữa thôi. Chúng ta có đến 24 giờ/ngày cơ mà, vì vậy hãy rèn luyện thói quen quản lý thời gian một cách hiệu quả ngay từ bây giờ, sắp xếp công việc một cách hợp lý và bạn sẽ thấy bạn có nhiều thời gian hơn bạn vẫn nghĩ đấy.
- Bạn mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi?
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và ý tưởng về một giấc ngủ nướng hấp dẫn hơn tất cả các mục tiêu trước đây của bạn, dường như đó là dấu hiệu cho thấy năng lượng bạn có đang dần cạn kiệt, một giấc ngủ thật sâu là cần thiết sẽ lấy lại sự tỉnh táo và minh mẫn cho bạn. Đây có lẽ là tâm lý chung của nhiều bạn sinh viên vì sau cả một năm học vất vả, ai chẳng muốn nghỉ ngơi, thư giãn, muốn dành thời gian nhiều hơn cho gia đình và người thân.
Nhưng việc bạn để kỳ nghỉ kéo dài quá lâu cũng không phải một ý hay, nó có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, lười biếng và không muốn tiếp tục công việc. Thay vào đó, khi đi làm thêm, bạn có cơ hội gặp được nhiều người bạn mới thú vị, học hỏi được thêm nhiều điều hay, thực tế, chẳng phải cũng là một ý kiến không tồi đúng không.
- Gia đình ngăn cản bạn làm thêm?
Cha mẹ vẫn thường hay bao bọc bạn quá mức dù bạn đã bước qua tuổi 18, đôi khi quá lo lắng và không tin tưởng để bạn được tự do làm những gì mình muốn, trong đó có cả việc ngăn cản bạn đi làm thêm. Họ lo sợ việc đi làm thêm sẽ khiến chúng ta bị xao nhãng việc học hành, ảnh hưởng đến kết quả vả lại chưa đủ kinh nghiệm và bản lĩnh để bước chân vào “trường đời” đầy gian nan.

Nhưng đây cũng là lúc mà bạn phải quyết tâm hơn trọng việc thuyết phục bố mẹ mình. Hãy cho họ thấy là bạn đủ trưởng thành, đủ chín chắn để có thể tự lo cho bản thân, rằng bạn muốn đi tìm kiếm những thử thách ở bên ngoài mà bạn chưa từng được trải nghiệm, hãy chứng minh rằng việc đi làm thêm sẽ giúp củng cố những kiến thức bạn đã học, nâng cao những kỹ năng của bản thân tốt như thế nào.
- Bạn loay hoay không biết nên chọn công việc gì phù hợp?
Bạn tìm kiếm rất nhiều công việc khác nhau nhưng cuối cùng lại tự nhủ: “Đó không phải công việc tôi mong muốn”. Đừng ngồi đó cả ngày để chờ đợi công việc trong mơ sẽ đến với bạn. Có thể chính bạn cũng chưa biết chắc rằng mình thích và sẽ đi theo con đường nào đúng không? Nếu không tin hãy thử hỏi những người xung quanh bạn xem, phần lớn trong số họ phải mất rất nhiều thời gian để tìm được đam mê thực sự cho bản thân, sau khi đã trải qua bao nhiêu công việc mà họ không thực sự yêu thích.

Vì vậy hãy coi công việc sắp tới như một cơ hội để bạn được học hỏi, trau dồi bản thân, là một cơ hội để mở ra những cơ hội khác tốt hơn cho bạn. Có thể bạn sẽ cần 1 – 2 công việc ban đầu không được như ý muốn, nhưng chúng sẽ cho bạn nhiều kinh nghiệm quý báu, giúp bạn trưởng thành và vững tin hơn trên sự nghiệp tương lai của chính bạn.
- Bạn lo lắng vì CV vẫn “trống trơn”?
Có thể bạn mới chỉ là sinh viên năm nhất, năm hai, và chưa có kinh nghiệm gì nổi bật để ghi vào CV trừ một vài thành tích học tập và giải thưởng đạt được. Nhưng cũng đừng quá lo lắng, luôn có những công việc phù hợp để bạn lựa chọn, có những công việc cũng không yêu cầu quá cao kinh nghiệm, có những công việc họ cần ở bạn sự nỗ lực, ham học hỏi và một tinh thần luôn tiến về phía trước.

Trong trường hợp như vậy, hãy đọc kỹ mô tả công việc trong mỗi thông tin tuyển dụng, xác định những kỹ năng gì mà bạn tự tin và làm chúng thật nổi bật trong CV. Cùng với đó, hãy gửi kèm một bản Cover letter, trong đó nói rõ mong muốn, nguyện vọng, những kỹ năng bạn có và quá trình bạn học được những kỹ năng đó như thế nào. Với một bản Cover letter, bạn hoàn toàn có thể kể cho NTD một câu chuyện thực sự về bạn, về những trải nghiệm trong quá khứ và những kỹ năng mà bạn đã học được.
Và còn một cách để giúp CV của bạn ngày càng nổi bật hơn, đó là … hãy đi làm thêm, chọn những công việc bạn yêu thích và hãy làm nó hết mình, đừng chờ đợi đến khi ra trường rồi chúng ta lại hối hận vì đã lãng phí thời gian trong quá khứ.
Cuối cùng là một công việc làm thêm vào mùa hè trong những ngày cuối này cũng sẽ mang lại cho bạn thật nhiều giá trị và giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn cho tương lai của mình đó, đừng ngần ngại mà ứng tuyển ngay công việc bạn yêu thích nhé
[Nguồn: YBOX]
Cách đây mấy hôm, team Admin AYP chúng tôi ngồi lại và ngẫm nghĩ, liệu AYP có thực sự giúp các bạn HÀNH ĐỘNG. Hay chỉ là CẢM HỨNG nhất thời rồi sau đó bạn lại là chính mình của ngày hôm qua. 4 năm đại học không phải là nhiều để các bạn có thể thu nhập cho đủ kiến thức, rèn luyện kỹ năng, làm giàu vốn sống và kinh nghiệm của mình. AYP muốn có 1 cái gì đó để các bạn có thể làm được ngay, không cần phải chần chừ quá lâu, quá phức tạp.
Và chúng tôi nhận ra chẳng đi đâu xa, các bạn hoàn toàn có thể đến gần chúng tôi, ngay bây giờ hoặc ngay trong ngày mai. Để chúng ta gặp nhau. Để AYP đồng hành cùng thời sinh viên tuyệt vời nhất ! Dưới đây là chương trình do AYP tổ chức mà bạn nhất định phải tham dự nếu còn là sinh viên. Khóa học vì cộng đồng “THIẾT KẾ THỜI SINH VIÊN TUYỆT VỜI” là một trong những nơi bạn có thể đến để học hỏi và trau dồi bản thân.