Khủng Hoảng Một Phần Tư Cuộc Đời

Tuổi 20 đầu đời đã bắt đầu vào đời và chịu đủ nhiều vấn đề mà hầu như ai cũng gặp phải: Tiền bạc, công việc, gia đình, trách nhiệm, trường học, hoạt động xã hội, quan hệ, bạn bè, đôi khi là sự đố kị, sự hoảng hốt… Tất cả đang vây quanh bản thân bạn, tạo ra những vật cản để làm bạn phân tâm, tinh thần xuống dốc và kéo bạn vào sự khép kín của tâm hồn…

Tuổi 20 đầu đời đã bắt đầu vào đời và chịu đủ nhiều vấn đề mà hầu như ai cũng gặp phải: Tiền bạc, công việc, gia đình, trách nhiệm, trường học, hoạt động xã hội, quan hệ, bạn bè, đôi khi là sự đố kị, sự hoảng hốt… Tất cả đang vây quanh bản thân bạn, tạo ra những vật cản để làm bạn phân tâm, tinh thần xuống dốc và kéo bạn vào sự khép kín của tâm hồn…

Nếu bạn đang ở tuổi 20 – 30? Bạn dành nhiều ngày để tự hỏi rằng bạn đang làm gì với cuộc đời của bạn? Tại sao bạn bè mình nó thành công trong khi mình chẳng có cái gì: một thằng ngốc với đống emails, một đứa đang lướt facebook ầm ầm? Và rồi bạn nhận ra mình đang bị chậm thời đại, mình thất bại, bla bla…

Rất có thể bạn đang ở trong “sự khủng hoảng một phần tư cuộc đời”!

tuổi sinh viên

Pha 1: Cảm thấy bị “bó buộc” với một công việc hay một mối quan hệ hay cả hai điều trên. Tiến sĩ Robinson nói: “Đây là ảo giác bị “bó buộc”. Bạn có thể bỏ nó nhưng bạn nghĩ bạn không thể.

Pha 2: Cảm giác bản thân có thể thay đổi ngày một lớn dần. “Sự khác biệt về tâm sinh lý so với giai đoạn trước đó dẫn tới sự xáo trộn về cảm xúc. Giai đoạn này cho phép khám phá những cơ hội mới, lien quan nhiều tới đam mê, sở thích và cái tôi của bạn hơn. Từ giờ đến lúc đó, bạn có thể xuống dốc khá nhanh. Một vài người được hỏi miêu tả nó giống như bị trói buộc vào một cái vòng luẩn quẩn nhưng phần lớn những người khác thì cho rằng đây là khoảng thời gian khó khăn nhưng sẽ trở thành chất xúc tác cho sự thay đổi tích cực trong tương lai.”

Pha 3: Giai đoạn xây dựng một cuộc sống mới.

Pha 4: Củng cố những cam kết mới, phản ánh đam mê, cảm hứng và giá trị mới của từng cá nhân.

tuổi sinh viên

Hãy hít thở một chút, nên biết rằng đây chỉ là một giai đoạn phát triển bình thường và không riêng gì bạn gặp phải. Càng ngày càng nhiều bạn trẻ đang dần mất phương hướng cho tương lai của họ hơn bao giờ hết.

Trước hết mình tạm thời chia nguyên nhân của khủng hoảng này ra 1 vài mục nhỏ như sau:

1. Do chính bản thân bạn

Bản thân không có đam mê, không có định hướng và lười. Cuộc sống cứ trôi mà bạn cứ như vô hồn giữa cuộc sống nhộn nhịp: Đi học, về ngủ, chơi game, shopping, lưới facebook, chát chít hoặc bạn cũng có công việc part time nhưng chẳng hiểu sao bạn không biết tương lai mình là gì, là ai.

Việc dành thời gian quá nhiều cho những thứ kể trên đã làm cho bản thân không còn thì giờ để nghĩ hoặc tìm hiểm xem mình muốn làm cái gì. Vì thế, khi các xu hướng bên ngoài ập đến, bạn không làm chủ được chính mình và bị lôi kéo vào, hết cái này đến cái khác, dần dần bị phụ thuộc vào nó mà dần dần bạn đánh mất chính mình. Điều này là nguyên nhân quan trọng dẫn đến khủng hoảng ¼.

2. Môi trường xung quanh

Bạn bè của bạn giỏi hơn bạn nè, suốt ngày họ khoe ảnh hoạt động, thành tích giải thưởng cuộc thi trên facebook, bạn cảm thấy mình thật bé nhỏ giữa biển người kia. Bạn ôm mặt và tự nhủ sao mình kém cỏi quá. Rồi bạn cảm thấy bế tắc và muốn thay đổi để làm mình trưởng thành hơn, giỏi hơn và nhất là không thua thiệt so với bạn bè nữa. Đây là sự tác động kinh khủng lên bạn và nếu không cẩn thận bạn sẽ không tự đứng vững trên đôi chân của mình nữa.

Hay đơn giản là 1 xu thế của đám đông ngoài kia, một thứ ma lực cuốn hút bạn vào những thứ không bền vững, bạn chạy theo nó. Hết cái này đến cái khác và chợt nhận ra mình đang lúng túng bởi vì xung quanh có quá nhiều cám dỗ, mình phải làm sao?

3. Mạng xã hội

Phải nói là tôi thấy mạng xã hội ngày càng ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của giới trẻ. Họ onl 24/24h 1 ngày, update tất cả những gì có thể; bình luận theo dõi các vấn đề xã hội được cập nhật liên tục. Rồi suốt ngày để ý tới nó vô hình chung làm cho bạn phụ thuộc và không rời khỏi nó. Liệu bạn có thể bỏ facebook trong vòng 1 tuần đề tìm kiếm đam mê hay những thứ mà bạn muốn làm?

4. Trường học

Có nhiều bạn không coi trọng việc học cho lắm nhỉ? Vì chắc các bạn bị ảnh hưởng bởi các vấn đề trên nên dù sao đi học hay không cũng chỉ là hình thức. “Tôi có cách sống và công việc khác rồi, việc gì phải học”. Tuy nhiên nhiều bạn cũng phải chịu nhiều áp lực từ học hành: điểm số, thi cử. Nhất là sinh viên có phương pháp học tập bá đạo. Mỗi môn chỉ cần 3-4 ngày ôn thi. Và sau khi thi xong các bạn bị rơi vào 1 giai đoạn khủng hoảng tinh thần dài dài rồi nó sẽ dẫn đến khủng hoảng khác và cứ thế nó ăn mòn tư duy của bạn.

Trường học mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho bạn nhưng nếu bạn không kiểm soát được thì nó sẽ chi phối bạn bởi không gian và thời gian, đến một lúc nào đó bạn ngẩng mặt lên và nhìn thấy xung quanh thay đổi choáng mặt.

Khủng hoảng lúc đó thực sự sẽ thật kinh khủng.

tuổi sinh viên

5. Gia đình

Tôi sắp xếp 2 ý trong mục này là vấn đề tiền bạc và việc phụ thuộc bởi các quyết định của bố mẹ.

Bạn bước vào tuổi 20 thơ mộng, đẹp đẽ nhưng đó cũng là lúc bạn bắt đầu phải suy nghĩ về vấn đề tiền bạc. Các khoản thu chi phù hợp, cân đo đong đếm mọi thứ. Dường như đây là lúc chúng ta làm chủ cuộc sống của mình nhưng rất có thể đây cũng là lúc bạn bị lệ thuộc vào đồng tiền. Nó cũng sẽ ăn mòn sức sáng tạo và tư tưởng tiến bộ của bạn.

Nhiều bạn trẻ không dám quyết định được 1 vấn đề gì quan trọng trong cuộc sống bởi vì bạn đó còn bị phụ thuộc bố mẹ. Học cái gì, làm cái gì, tiêu chuẩn bạn trai/bạn gái đều do bố mẹ quyết định. Họ sẽ cảm thấy bị gò bó và muốn thoát ra khỏi vỏ bọc đó và đó cũng chính là lúc khủng hoảng xuất hiện và việc của bạn là phải tỉnh táo để giải quyết vấn đề trên.

Sau khi phân tích trên, tôi vạch ra một số cách để giúp bản thân bạn vượt qua được giai đoạn khắc nghiệt này.

6. Xác định được định hướng của bản thân

Đây không phải trường hợp của việc bạn không theo đuổi đam mê, nó còn hơn thế: Bạn còn chẳng biết thực sự đam mê của mình là gì. Làm sao có thể thành công khi không có cái gì thúc giục bạn vào mỗi buổi sáng và bạn thực sự không biết phải làm gì tiếp đây. Bình tĩnh, đừng buồn; bạn sẽ tìm được định hướng vào một thời điểm nào đó. Từ ngày hôm nay, Hãy viết ra một thứ mà bạn muốn và thích làm mỗi ngày, điều đó sẽ giúp bạn thoải mái. Vào cuối mỗi tuần, tổng kết và thử tìm xem các chủ đề phổ biến bạn lựa chọn làm mỗi ngày là gì. Định hướng cuộc sống không nhất thiết phải gắn liền với công việc, Có thể đó là việc có gia đình, trở thành một người biết lắng nghe, và thậm chí là tìm kiếm tình yêu của mình. Cố gắng trau dồi những gì làm bạn cảm thấy phấn khích, làm nhiều hơn với điều đó mỗi ngày.
[gdlr_notification icon=”icon-flag” type=”color-background” background=”#99d15e” color=”#ffffff”]Tham gia hội thảo khám phá tính cách bẩm sinh miễn phí từ CAD[/gdlr_notification]

7. Xác định được đam mê

Muốn biết đam mê hãy cứ làm đi rồi sẽ biết. Cứ ngồi đó rồi vạch ra những ước mơ, kế hoạch viển vông để rồi vứt vào kệ sách? Hay đơn giản là chủ động tìm kiếm các cơ hội hiện tại rồi từ từ loại bỏ những việc mình không thích?

Những người khác không biết bạn là ai và chẳng xem bạn là cái gì đâu, vì vậy đừng sợ xấu hổ mà hãy chai mặt lên, xách laptop lên mà làm. Bạn làm bất cứ việc gì đều được (trừ việc ko chính đáng ra) miễn sao bạn thích là được.

tuổi sinh viên

8. Tìm được phương thức giải tỏa tâm sinh lý

Sinh lý của bạn lúc này chứa được nhiều nỗi niềm cho nên bạn phải xả nó ra. Có nhiều cách: skype với lũ bạn, tìm kiếm người lạ để bày tỏ, hay đơn giản là sử dụng dịch vụ sắp ra của tôi (Nhớ liên lạc) để chia sẻ bất cứ vấn đề gì gặp phải. Có như vậy mới thỏa mái mà sống tiếp được.

9. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi người mỗi kiểu

Bạn sợ bạn bè hơn mình, mình không theo được bọn nó nhưng bạn có biết rằng bản thân bạn có những thứ mà bạn bè nó cũng thèm khát?

Hãy nhớ một điều là những gì bạn bè đang làm chỉ là một phần của cuộc sống dài ở phía trước. Bạn có thể đang chuẩn bị lực lượng để tăng tốc mạnh trong tương lai.

Hãy tìm hiểu xem bạn bè mình thường làm việc gì, tham gia hoạt động gì, chia sẻ thẳng thắn với bọn nó rằng tao cũng muốn giống mày. Mày hãy cho tao lời khuyên. Đừng ngồi đó mà thèm muốn. Đơn giản nó làm việc đó trước hơn mình và mình sẽ có cách để làm được việc tốt hơn nó.

10. Tự lập, tự chủ, có chính kiến

Những thứ xung quanh như gia đình, mạng xã hội, trường học ảnh hưởng tới bạn vì bạn chưa thực sự tự chủ, tự lập và có một chính kiến vững chắc.

Thay vì việc bố mẹ cho tiền tiêu vặt, sao bạn không kiếm thử 1 việc gì đó để làm?

Thay vì gần hết môn bạn mới học, sao bạn không rủ 1 nhóm bạn cùng học ngay từ đầu?

Thay vì theo dõi các bài viết hỗn tạp trên facebook sao bạn không lập 1 group facebook gồm những người có cùng chí hướng về 1 vấn đề nào đó để thảo luận sâu?

Thay vì việc dùng Facebook 24/24h, sao bạn không rủ đứa bạn đạp xe thể dục mỗi chiều?

Tất cả là do bạn mà thôi. Bạn đang là một con rối, một con rô bốt bị những thế lực xung quanh chi phối. Vì thế hãy mau tỉnh táo.

Đừng nghe những gì xung quanh bảo, chỉ khi nào bạn trải nghiệm và thực sự trải nghiệm thì hãy công nhận nó.

Ai cũng sẽ phải trải qua khủng hoảng một phần tư cuộc đời. Có người mất vài tháng để vượt qua, có người là vài năm và có những người trốn tránh mãi để rồi đối diện tiếp với cuộc khủng hoảng một phần hai cuộc đời vào độ tuổi 40 – 50.

Còn bạn thì sao?

[Nguồn:YBOX]

Bạn muốn khám phá điểm mạnh, điểm yếu cũng như khả năng của mình chỉ thông qua bí ẩn dấu vân tay? Muốn được tư vấn định hướng cho bản thân trong quãng đời sinh viên còn lại và khi đi làm? Hãy đăng kí tham dự Hôi thảo Sinh trắc học Vân tay ngay tại link:

[gdlr_notification icon=”icon-flag” type=”color-background” background=”#99d15e” color=”#ffffff”]Tham gia hội thảo khám phá tính cách bẩm sinh miễn phí từ CAD[/gdlr_notification]

 

Share:

More Posts

Send Us A Message