Máu lửa nhiệt huyết thì bạn mới thành công”, “Quản lý thời gian là quản lý cuộc đời”, “Những ai thành công mà tôi quen biết đều là những người lắng nghe nhiều hơn nói”. Chắc bạn không lạ với những trích dẫn này, nhưng có thể tóm lại một điểm chung của những lời khuyên răng: Kỹ năng sống làm nên thành công của mỗi người. Tuy nhiên, để hình thành những kỹ năng này, bất kỹ ai cũng cần phải có thời gian và trải qua quá trình trui rèn không hề đơn giản. Vậy, kỹ năng sống là gì mà lại quan trọng với chúng ta đến vậy?
Kỹ năng sống là gì?
Nếu bạn đã quen với khái niệm kỹ năng mềm, vậy hãy làm một phép so sánh để hiểu rõ hơn. Kỹ năng sống có phải là kỹ năng mềm không?. Có rất nhiều tranh luận về định nghĩa giữa hai khái niệm này. Đội ngũ chuyên gia của Học viên AYP sẽ giúp bạn phân biệt kỹ năng sống & kỹ năng mềm dựa trên lợi ích mang lại.
Kỹ năng mềm là các kỹ năng giúp bạn định hướng, xử lý các vấn đề liên quan đến khía cạnh công việc hay chuyên môn của bạn. Kết hợp với kỹ năng cứng là kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm sẽ giúp bạn hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn.
Kỹ năng sống là khái niệm bao quát hơn và có sự trùng lắp với kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng ám chỉ toàn bộ những kỹ năng giúp bạn xử lý tất cả các tình huống diễn ra trong cuộc sống, mối quan hệ xã hội hàng ngày. Nếu cuộc sống của bạn chỉ xoay quanh công việc, kỹ năng sống chính là kỹ năng mềm. Chính vì vậy, kỹ năng sống nên được trau dồi ngay từ khi còn nhỏ để có thể làm chủ toàn bộ cuộc sống.
Hiểu đúng sự khác nhau giữa phạm trù khái niệm này sẽ giúp bạn thiết lập mục tiêu sự nghiệp và mục tiêu cuộc đời rõ rệt hơn. Có thể, để trở thành quản lý trong 5 năm tới thì bạn phải thúc đẩy kỹ năng lãnh đạo và quản lý. Nhưng đối với mục tiêu cuộc đời bao gồm: mục tiêu gia đình, sự nghiệp, tài chính,… thì bạn cần phải có nhiều hơn những kỹ năng mềm, đó chính là kỹ năng sống.
Có thể bạn quan tâm:
- Học kỹ năng mềm ở đâu tốt? 8 tiêu chí đánh giá chất lượng một khóa học kỹ năng mềm
- Bí quyết cải thiện kỹ năng thuyết trình trong 2 tháng – Học viện AYP
(3 SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG THỜI SINH VIÊN | Nguyễn Hữu Trí)
Những kỹ năng sống cần thiết để không bị thụt lùi
Rèn luyện kỹ năng sống không bao giờ quá muộn bởi chỉ cần còn tồn tại, chúng ta đều phải cố gắng. Đôi khi, những thức chúng ta cần rèn luyện và học tập lại vô cùng đơn giản, không hề quá sâu xa, khó hiểu.

Các bạn trẻ muốn phát triển bản thân và thành công hơn trong cuộc sống, nhất định không được bỏ qua các kỹ năng sống quan trọng sau:
- Kỹ năng làm chủ cảm xúc: Cảm xúc là yếu tố chi phối lí trí và đôi khi khiến cho bạn trở nên ủy mị, khó quyết đoán. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp lớn ngày càng coi trọng các bài đánh giá EQ (trí thông minh cảm xúc) hơn là IQ truyền thống. Tự rèn luyện hoặc tham gia các khóa học làm chủ cảm xúc, tự tạo động lực cho bản thân phần nào sẽ giúp bạn chủ động và thành công hơn trong công việc, cuộc sống.
- Suy nghĩ tích cực: Đây là kỹ năng quan trọng và là tiền đề để hình thành những kỹ năng mềm khác. Suy nghĩ tích cực giúp bạn kiểm soát suy nghĩ của bản thân tốt hơn trong những tình huống khó khăn. Suy nghĩ tích cực giúp bạn tìm ra giải pháp nhanh chóng và hành động chính xác. Ngược lại, tiếp nhận thông tin và suy nghĩ theo chiều hướng tích cực sẽ khiến bạn bị rơi vào trạng thái bế tắc. Cách bạn suy nghĩ còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ thể chất của bản thân.
- Lập mục tiêu & kế hoạch phù hợp: Sẽ có những giai đoạn bạn bị rơi vào khủng khoảng tâm lý. Giai đoạn sau khi tốt nghiệp đại học, giai đoạn trước tuổi 30 hay sau tuổi 45. Chỉ khi nào rơi vào trạng thái đó thì bạn mới nhận ra: mình sống để làm gì và tại sao mình chán nản cuộc sống như vậy. Những người thành công đều hiểu họ phải trải qua những mốc thời gian này và sắm cho mình một mục tiêu cuộc sống và bản kế hoạch chi tiết nhất có thể.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Ít có người nào trải qua một cuộc sống êm đềm, không sóng gió. Dù cho bạn bè, người thân hay đồng nghiệp thì cũng có khả năng xảy ra mâu thuẫn. Dù cho ở trường, tại công ty hay ở nhà thì vấn đề cũng luôn hiện hữu. Một tinh thần tích cực, cùng sự tự tin và khả năng quan sát, phân tích sẽ giúp bạn giải quyết mọi sự cố trong cuộc sống một cách êm đẹp.
- Kỹ năng giao tiếp: Chắc hẳn bạn đã từng nghe câu “nhất quan hệ, nhì tiền tệ”. Việc hoạt ngôn, giao tiếp khéo léo luôn mang đến cho bạn những lợi thế nhất định về việc tạo dựng mối quan hệ, phục vụ tốt cho công việc, đời sống. Ngoài ra, lắng nghe cũng là một phần trong kỹ năng giao tiếp. Lắng nghe chính xác giúp bạn học hỏi được kiến thức từ người khác, giao tiếp phù hợp và thúc đẩy mối quan hệ xã hội.
- Kỹ năng thấu hiểu và đồng cảm: Thấu hiểu giúp bạn nắm bắt được tâm lý, mong muốn của người xung quanh bạn, tạo dựng mối quan hệ bền vững. Thấu hiểu giúp bạn giải quyết xung đột một cách dễ dàng. Thấu hiểu giúp bạn được đồng nghiệp, công ty trân trọng. Sự đồng cảm là nhân tố làm nên những người kinh doanh và người làm dịch vụ tuyệt vời.
- Kỹ năng quản lý quỹ thời gian và tiền bạc: Có những người lương 20 triệu nhưng 3 năm đi làm trong tay không có lấy 10 triệu tiết kiệm. Hay những bạn sinh viên 2 tháng nghỉ dịch virus corona ở nhà không hoàn thành được một việc gì ngoài xem phim, chơi game hay lướt facebook, tiktok. Vì thế, nếu học được cách lên kế hoạch về thời gian và chi tiêu tiền bạc bạn sẽ dễ đạt được nhiều thành công trong cuộc sống ngay tại thời điểm hiện tại và tương lai.
Ngoài những kỹ năng sống trên, mỗi cá nhân nên đặt ưu tiên rèn luyện và phát triển các kỹ năng khác để thích nghi với môi trường sống, công việc của mình. Bạn có thể tự rèn luyện ở nhà, hay tham khảo từ những blogger có kinh nghiệm hay những khoá học online. Nhưng, không dễ dàng để bạn có thể hiểu và ứng dụng những kỹ năng này vào cuộc sống. Hãy tìm cho mình một người đồng hành, một người thầy để đặt những viên gạch vững chắc cho thành công tương lai của bạn.
Góc suy ngẫm: