LÀM SAO ĐỂ KHÔNG BỊ RUN KHI THUYẾT TRÌNH TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG?

LÀM SAO ĐỂ KHÔNG BỊ RUN KHI NÓI TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG?

Mỗi lần định đứng lên chia sẻ, thuyết trình về một chủ đề nào đó.

Bạn luôn cảm thấy lo lắng, hồi hộp, thậm chí muốn bỏ chạy khỏi chỗ đó luôn. 

Anh cũng từng như vậy

Và sau hơn 10 năm đi làm và nghiên cứu, mày mò, thử nghiệm những ý tưởng mới. 

Anh đã rút ra được ba bí quyết để vượt qua nỗi sợ sân khấu,

Dám bước lên thuyết trình và mở đầu một cách tự tin nhất.

 

Và ba bước đó như sau: 

Bí quyết 1: Hãy tập trung vào khán giả, đừng tập trung vào bản thân 

 

Tập trung vào khán giả thay vì mình

 

Lý do hầu hết mọi người sợ hãi, lo lắng trước khi chuẩn bị bước lên thuyết trình 

là do trong đầu họ toàn suy nghĩ về mình.

VD: Mình có ổn không, mình nói có nhỏ không, mình nói có nhạt nhẽo quá không ta …..

Mình mình mình mình mình…

Mình chỉ lo lắng tập trung vào mình thôi. 

Nhưng nếu bạn tập trung lo lắng vào mình bao nhiêu, nỗi sợ nói lại càng tăng lên bấy nhiêu.

 

Cách để vượt qua chuyện đó đó là bạn hãy thay đổi sự tập trung trong suy nghĩ.

Và hãy nghĩ về khán giả nhiều hơn.

 

Hãy nghĩ xem, hôm nay mình tới lớp/ nơi làm. 

Mình sẽ đem lại giá trị gì cho khán giả?

Họ sẽ nhận được điều gì hay ho từ buổi hôm nay?

Mình nhất định phải cho họ thật nhiều giá trị, thật nhiều niềm vui.

Buổi ngày hôm nay sẽ là một buổi cực kỳ ý nghĩa.

Nghĩ về chuyện đó, ngay lập tức nó sẽ cho bạn tinh thần tích cực và mới mẻ hơn,

Nỗi lo lắng sợ hãi cũng theo suy nghĩ đó ra ngoài.  

 

Xem video chi tiết: Làm sao để thuyết trình không run?

 

Bí quyết số 2: Hãy đưa mình vào trạng thái nhiều năng lượng nhất khi chuẩn bị bước lên bục thuyết trình.

 

Đưa mình vào trạng thái nhiều năng lượng nhất trước khi thuyết trình
Đưa mình vào trạng thái nhiều năng lượng nhất trước khi thuyết trình

 

Khi bạn trong tư thế ngồi, trạng thái rất thoải mái, thư giãn hoặc thậm chí là mệt mỏi.

Và khi bắt đầu đứng dậy, đi từng bước lên bục là lúc chúng ta không thể nào kịp đưa mình vào trạng thái nhiều năng lượng hơn.

Nên đừng bao giờ ngồi một chỗ trước khi chuẩn bị bước lên chia sẻ một điều gì đó. 

Hãy luôn đứng phía sau sân khấu chuẩn bị tinh thần, trạng thái cơ thể để đưa mình vào trạng thái tốt nhất, nhiều năng lượng nhất.

 

Bạn có thể dùng kỹ thuật power move, 1 động tác di chuyển đẩy năng lượng lên. Khi đó các bạn sẽ bước lên sân khấu với trạng thái tốt nhất có thể. Mỗi bạn hãy nghĩ ra một cách đẩy năng lượng mình yêu thích nhất. 

Một động tác mỗi khi làm, nó sẽ nhắc cho mình nhớ và đưa cơ thể vào trạng thái năng lượng tốt nhất.  

Ví dụ: búng tay, nhảy nhót, hít thở, yeah… 

Và khi có người giới thiệu, ngay lập tức bước lên sân khấu và chia sẻ. Đó là lúc bạn đưa mình về trạng thái nhiệt tình, nhiều năng lượng để chia sẻ với khán giả bên dưới.

 

Với những bạn lần đầu tiên áp dụng việc này, bạn có thể làm nhiều động tác và dài hơn, bình tĩnh hít thở và hãy làm trước khi mình bước lên lên khoảng 5 đến 10 phút. 

 

Bí quyết số 3: Tập luyện thật kỹ và thật nhiều

 

106897489 1623782559002 Gettyimages 1226991385

 

Sẽ không phải là cái cách thông thường hay là làm đọc văn bản hoặc lướt lại slide và tưởng tượng ngày mai mình sẽ ra và chém như một vị thần.

Hoặc đứng trước gương.

 

Không! Điều đó chưa đủ hoặc thậm chí ĐỪNG TẬP TRƯỚC GƯƠNG.

Tập trước gương không có bất kì tác dụng gì ngoại trừ cho mình ảo tưởng ‘mình đã tập rồi’.

Bao nhiêu bạn đã từng tập trước gương rất kỹ, rất nhiều lần. Nhưng sáng hôm sau lên nó vẫn run như thường? Tại sao?

Tại vì khi tập trước gương các bạn sẽ tập trước mình.

Nhưng khi nói chuyện hoặc thuyết trình bạn nói trước mặt khán giả. Hai thứ đó có gì liên quan đến nhau?

Ví dụ: khi các bạn tập bơi thì các bạn phải tập ở chỗ có nước, hồ bơi là nơi dễ nhất để tập bơi. Chứ không phải tập động tác trên bờ rồi mong đợi xuống nước là biết bơi..

Nếu muốn tập  bơi hãy tiếp cận với nước càng sớm càng tốt.

 

Đọc thêm: Lắng Nghe Ảnh Hưởng Đến Sự Tự Tin Trong Giao Tiếp Của Bạn Như Thế Nào

 

Tương tự, nếu muốn tập Public Speaking thuyết trình chia sẻ với khán giả, người nghe. 

Cách 1: Hãy tập với người nghe càng sớm càng tốt..

Nên anh chỉ các bạn cách để làm chuyện đó. Hãy tập với người nghe mình, có thể là bạn trong nhóm, có thể là bạn cùng phòng, bạn thân, người trong gia đình. Ít nhất phải có một cặp mắt nhìn mình.

Khi đó các bạn sẽ tập và nó sẽ cho mình cảm giác thực tế hơn rất nhiều.

Cách 2: Nếu bạn muốn có thêm nhiều thời gian để tập, mà chỉ có một mình mình. Thì đừng dùng gương để tập, mà hãy dùng camera ghi lại. Bạn đứng lên nói y như một bài chia sẻ thật và dùng camera ghi lại. 

Nói xong, lấy clip kia ra tự xem xét lại những gì cần chỉnh sửa. 

Lúc đó bạn sẽ có thể tự điều chỉnh bài nói tốt hơn cho lần sau. 

Sau đó các bạn có thể quay lại lần 2, 3, 4…

 

Tác giả: Huỳnh Duy Khương

Youtube: Huynh Duy Khuong

Share:

More Posts

Send Us A Message