Thuyết Trình – Bạn Đã Tự Tin Là Một Phù Thủy Ngôn Từ?

Trong khi bạn thuyết trình, thông thường có tới 55% người buồn ngủ, 43% người làm việc khác và chỉ có 2% còn lại hứng thú và lắng nghe nó. Nhưng đó chỉ là con số khảo sát đa số, bạn có thể hoàn toàn đưa mình ra khỏi tình trạng nguy hiểm ấy. Vậy làm sao để trở thành phù thủy ngôn từ chiến thắng với một bài thuyết trình?

thuyet-trinh-4-fixed

A. Nội dung – phần xác của bài thuyết trình thành công

Một kĩ sư không thể xây một ngôi nhà nếu không có bản thiết kế, còn bạn, bài thuyết trình của bạn cùng cần một “dàn ý” – một kim chỉ nam để giúp bạn không đi lạc hướng.

Yêu cầu của một dàn ý chuẩn là đầy đủ nhưng ngắn gọn. Để vậy bạn cần đưa vào đó những keyword, những số liệu cần thiết chứ không phải một câu văn dài. Dàn ý gồm các ý chính lớn, rồi bạn tiếp tục chia nhỏ ra các ý bổ sung. Sơ đồ hình cây có thể là một lựa chọn không tồi. Để xây dựng một dàn ý theo dạng sơ đồ thì phần mềm X-mind cũng có thể hỗ trợ các bạn rất nhiều, đảm bảo tính khoa học, logic lại cực kì dễ nhớ.

thuyet-trinh-6-fixed

1. Phần mở bài

Ở màn chào hỏi này, bạn sẽ gửi lời chào đến những người đang theo dõi, giới thiệu về chủ đề của bài thuyết trình và nêu ra dàn ý chung. Dưới đây là mội ví dụ cho phần mở đầu của bạn.

  • Good morning, ladies and gentlemen. It’s a pleasure to be here today ( Xin chào tất cả mọi người, thật vinh dự cho tôi được ở đây hôm nay )
  • I’m going to talk to you today about ……….. ( Sau đây, tôi sẽ giới thiệu đến tất cả các bạn bài thuyết trình về chủ đề…..)
  • I’ve divided my presentation into three sections ( Bài thuyết trình của tôi gồm có….phần)
    • First, I’ll talk about  ( Phần thứ nhất nói về……….)
    • Second, I’ll deal with  ( Tiếp theo, phần thứ hai là……….)
    • And finally, I address the issue of ( Và cuối cùng là……….)

Nếu bạn là người ưa sự sáng tạo, bạn có thể dẫn dắt người xem vào chủ đề thật nhịp nhàng bằng cách sử dụng một clip, một câu chuyện có liên quan đến chủ đề bài thuyết trình. Cách này sẽ tạo hứng thú cho người xem hơn rất nhiều.

Tuy nhiên đừng quên 3 bước cơ bản là : chào hỏi, giới thiệu chủ đề và đưa ra dàn ý bài thuyết trình dù có đi theo những câu chuyện cảm xúc nào nhé!

2. Phần thân bài

Với dàn ý mà bạn đã xây dựng được thì phần thân bài khổng lồ cũng đã được bạn nắm chắc 60% trong tay. Phần còn lại là việc bạn phải liên kết những ý lớn đó với nhau để tạo sự mạch lạc cho bài thuyết trình.

Có những cách sắp xếp cơ bản cho phần thân bài mà bạn có thể lựa chọn :

  1. Sắp xếp theo trình tự thời gian.
  2. Từ đơn giản đến phức tạp.
  3. Vấn đề đến cách giải quyết.
  4. Nguyên nhân và hậu quả.

Bám sát vào chủ đề bạn đang hướng tới, bạn sẽ chọn được cách phân chia phù hợp.

3. Phần kết bài.

Sau cả một phần thân bài rất dài, đây là lúc bạn nhắc lại cho người theo dõi những ý chính trong bài thuyết trình của bạn. Dưới đây là một số câu kết thúc bằng Tiếng Anh mà bạn có thể dùng nếu phải thuyết trình Tiếng Anh :

To summarize what I said, . . .

Let me recap the main points  . .  .

So, as we have seen today . . .

To sum up, . . .

Với Tiếng Việt, bạn chỉ cần đơn giản nói là: “Và tôi đã trình bày xong những ý kiến của mình về vấn đề….với những ý chính như sau…” hoặc có thể nói theo cách nào đó phù hợp, miễn là bạn đưa ra được những ý chính trong bài.

Sau đó bạn kết luận một cách thật ngắn gọn, có thể đưa ra một thông điệp ấn tượng mà bạn rút ra về chủ đề bạn đang làm để để lại một cái kết đẹp trong lòng những người theo dõi.

Cuối cùng, bạn lịch sự nói lời cảm ơn và bày tỏ sự đón nhận bất kì ý kiến nào từ mọi người cũng như sẵn sang giải đáp những thắc mắc.

B. Nguyên tắc 3S – “phép thần chú” cho bài thuyết trình của bạn.

1. Nguyên tắc số 1: story – một câu chuyện hấp dẫn

Thực tế cho thấy thứ duy nhất tác động sâu sắc đến người nghe là những câu chuyện. Vì thế, hãy cố gắng biến bài thuyết trình của bạn thành một câu chuyện có mở đầu, có cao trào và một kết thúc đáng nhớ.

Trước tiên, câu chuyện ấy cần có tựa đề (headline) ngắn gọn , dế hiểu, ấn tượng. Ví dụ, Steve Jobs đã lấy tựa đề cho bài thuyết trình MacBook Air là  “the world’s thinnest notebook” – notebook mỏng nhất thế giới.

Cần chú ý, khi bắt đầu bài thuyết trình, bạn cần nêu ra cho người nghe những phần cốt lõi để bài thuyết trình được mạch lạc và người nghe dễ theo dõi. Kết thúc bài thuyết trình, bạn cũng nên chốt lại những ý chính đó một lần nữa để chốt lại câu chuyện và gợi nhớ cho người nghe về những điều cốt lõi bạn hướng đến. Tập luyện được như vậy, kỹ năng thuyết trình của bạn sẽ “khá lên” tương đối.

2. Nguyên tắc số 2: Slides – Đơn giản, sáng tạo

Một lỗi mà các bạn sinh viên rất hay mắc phải khi làm slides thuyết trình là nhồi nhét quá nhiều chữ vào 1 trang slide. Điều này khiến cho người đọc cảm thấy rất khó chịu, khó theo dõi, thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp và kỹ năng kém của người thuyết trình.

Một trang slide có nhiều nhất là 5 dấu chấm đầu dòng, mỗi dòng nhiều nhất là 7 từ. Vì vậy hãy tập luyện chọn ra keyword và đưa lên slide. Nếu bạn muốn người khác nghe mình thì đừng nên bắt họ đọc chữ trên slides. Tận dụng tối đa hình ảnh, video clip, biểu đồ vì những phương tiện ấy khiến người theo dõi tiếp thu tốt hơn cả. Bạn có thể thấy, khi Steve Jobs thuyết trình, thì đằng sau ông là một màn hình rộng với những hình ảnh nổi bật, con số hoặc biểu đồ đơn giản. “ Một bức ảnh ngàn lời nói”, hãy dùng những lợi thế của hình ảnh thay cho ngôn từ. Nhưng nên nhớ : hãy dùng hình ảnh chất lượng cao.

3. Nguyên tắc số 3: Speakers – Người thuyết trình thu hút

Đây là yếu tố quyết định tạo nên “cái thần” của buổi thuyết trình. Là nhân vật trung tâm, trước tiên bạn nên có sự chuẩn bị kĩ càng về mọi mặt.

  • Trang phục : phải phù hợp với không gian của buổi thuyết trình, đảm bảo gọn gàng, chỉn chu, sáng sủa.
  • Ngôn ngữ hình thể cũng là yếu tố tối quan trọng. Nên di chuyển thay vì đứng nguyên một chỗ trên bục diễn thuyết. Dùng “eye contact” một cách linh hoạt. Giải phóng tay bạn khỏi giấy tờ, túi quần, vạt áo, giữ phong thái tự tin, thoải mái.
  • Âm lượng vừa phải, dừng khoảng 3s giữa các đoạn, chậm rãi, rõ ràng.
  • Và “gia vị”đậm đà nhất cho bài thuyết trình của bạn chính là nguồn năng lượng mà bạn đem lại cho người nghe. Bạn có nhiệt huyết thì sẽ truyền cảm hứng được cho người khác. Dù slides của bạn có hấp dẫn đến đâu, bạn sáng sân khấu đến đâu, mà bạn thiếu đi “cái thần” thì tất cả cũng trở nên vô nghĩa.

Nguồn: ybox

Share:

More Posts

Send Us A Message