Nói KHÔNG với News Feed
News Feed (bảng tin) chính là vũ khí diệt thời gian khủng khiếp nhất mà Facebook sở hữu. Bạn thấy News Feed có vẻ ngẫu nhiên, nhưng đằng sau đó là một chiến lược đầy tính toán. Tuyên bố chính thức từ Facebook tháng 2/2016 cho biết:
“News Feed sẽ theo dõi và đánh giá xác suất bạn muốn xem bài viết trên bảng tin, cũng như xác suất bạn sẽ like, bình luận, click vào đường dẫn hoặc chia sẻ bài viết. Thông qua đó, chúng tôi sẽ xếp hạng cao cho các bài viết mà chúng tôi nghĩ rằng người dùng Facebook sẽ tương tác và muốn nhìn thấy trên bảng tin của họ“.
Vậy nên đừng ngạc nhiên khi News Feed thu hút bạn như thế. Bạn lướt trên News Feed càng lâu thì Facebook càng kiếm được nhiều tiền từ quảng cáo. Đó là lý do tại sao Facebook đã, đang và sẽ làm đủ mọi chiêu trò để khiến bạn không thể rời mắt khỏi màn hình News Feed.
Cách điều trị “đơn giản” là:
- Nói không với News Feeds, không check, không cuộn, không rờ mó vô nó bất cứ khi nào rảnh rỗi.
- Tự đặt ra giới hạn cho mình: 1 ngày chỉ check NewsFeed khoảng 2 lần nếu cần thiết (Ví du: check lần 1 lúc 13h trưa và lần 2 lúc 22h). Nếu có nhu cầu tin tức, báo mạng là lựa chọn tốt nhất cho bạn.
- Vào Facebook chỉ khi cần kiểm tra Inbox hoặc Notification. Ai cần mình thì họ sẽ phải liên hệ: gấp thì gọi điện, hơi gấp thì inbox, không gấp thì tag. Vì vậy bạn không cần quan tâm là mình có “bỏ rơi” ai không. Nói chung nếu đã muốn giữ tình bạn thì không cần dùng Facebook để cập nhật xem nó còn sống hay đã chết.
2 ứng dụng trên Chrome chuyên trị News Feed
FocusBook (click tại đây)
Ứng dụng này sẽ hiển thị một bản thông báo màu xám kèo theo câu hỏi tại sao bạn lại muốn sử dụng Facebook. Cho dù câu trả lời của bạn thế nào thì Focusbook sẽ luôn nhắc nhở bạn đã hết giờ rồi, hãy quay lại công việc của mình đi. Nếu bạn vẫn cố tình sử dụng, bảng thông báo màu xám sẽ ngày càng lớn dần và cuối cùng che hết toàn bộ cửa sổ Facebook.
Kill News Feed (click tại đây)
Với ứng dụng này, toàn bộ bảng tin của bạn sẽ biến mất, thay vào đó sẽ là khoảng trắng. Bạn chỉ còn sử dụng Facebook để xem các thông báo hay Inbox mà thôi.
.
4 mẹo “nhỏ mà có võ” đẩy lùi cơn nghiện
- Đăng xuất Facebook sau khi sử dụng. Đừng lưu username và password của bạn trên website, hãy bắt mình phải tự gõ vào, bạn sẽ thấy ngại hơn nhiều mỗi khi phải tự mình đăng nhập.
- Bật 2 cửa sổ khi dùng: một cho công việc và một dành riêng cho Facebook và cả Youtube, Zing.mp3… (những thứ dễ gây mất tập trung). Nếu để Facebook và những tab công việc trên cùng một cửa sổ thì mỗi khi có thông báo, bạn lại dễ ngứa tay ấn vào và…nghiện lại.
- Không làm “người của công chúng”: Mỗi khi nhìn thấy chuyện gì ngứa mắt nhưng không liên quan gì đến mình, tập thói quen bình tĩnh, hít một hơi, thở ra và… đi làm việc khác. Đừng có loi nhoi nhảy vô bình luận lung tung nếu không muốn sa vào những cuộc tranh luận “ảo” không có hồi kết.
- Tắt chức năng thông báo Inbox và Notification trong smart phone hay laptop. Chỉ vài động tác đơn giản nhưng hiệu quả mang lại cực kỳ cao.
Nhưng… sau tất cả, Facebook lại trở về với ta!?
Bạn cực kỳ quyết tâm, bạn thử hết cách trên rồi thậm chí mạnh tay xóa hẳn Facebook, thay đổi ID đường truyền mạng, vứt Smartphone dùng tạm “cục gạch”,… nhưng thành quả chỉ là con số 0. Đừng ngạc nhiên, đơn giản với nhiều người đặc biệt là sinh viên, lý do lớn nhất tạo nên “cơn nghiện” Facebook chính là: thời gian rảnh quá nhiều!
Đừng ngại nếu bạn phải thú nhận: Facebook là món đồ chơi tuyệt vời để bạn đốt thời gian rảnh. Nó luôn đầy ắp thông tin nóng hổi, luôn cập nhật từng giây. Nó đưa cả thế giới đến tận gối của bạn và thỏa mãn tối đa nhu cầu giải trí. Một chút rung động, một chút yếu lòng “check tí thôi mà…” là xong-tái nghiện thành công. Vì bạn rảnh mà!
Vậy nên, biện pháp tốt nhất chính là…
Bạn phải hết RẢNH
Ngày mai có ra công viên thì cất smartphone đi rồi bắt đầu chạy bộ, cầu lông, bơi lôi, múa cột, múa lân, múa lửa,…cho khỏe người, đẹp dáng, tinh thần sảng khoái
- Tối nay ở nhà thì cầm sách lên mà đọc, mua tài liệu về mà học, rèn luyện ngoại ngữ bắn phá tiếng Anh.
- Rồi lên trường thì đừng chỉ cắm mặt vô học hoặc nằm ngủ, chịu khó nạp đơn đi tình nguyện, tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động xã hội.
- Bạn nào năm ba, năm tư rồi thì lo mà đi làm thêm, đi thực tập, thực hiện dự án, lăn lộn bươn chải cho dạn dày con người.
Bạn luôn bận rộn. Bạn sống có mục tiêu. “Cơn nghiện” Facebook sẽ biến mất âm thầm không báo trước.
Và hãy nhớ một điều, Facebook không hề xấu, đó là sản phẩm công nghệ thay đổi cả thế kỷ 21, là cuộc cách mạng trong việc kết nối và chia sẻ thông tin. Nếu cân bằng tốt, sử dụng đúng cách không để ảnh hưởng tới cuộc sống thực, bạn sẽ thấy Facebook là một công cụ cực kỳ tuyệt vời trong học tập và làm việc.
Nhưng nếu đủ chín chắn như vậy, chắc bạn đã không đọc đến dòng này rồi ^^
-Bibo-
Nếu chỉ rõ như vậy mà bạn nào vẫn còn ngại ngùng hoặc chần chừ không biết bắt đầu như nào thì…
LÊN NGAY AYP!. Anh chị ở đây chỉ việc cho mà làm, chỉ cách cho mà học để hành động và thay đổi. 3 ngày trại thay đổi tư duy, 8 tuần rèn luyện với những dự án thực tế (nghệ thuật, tổ chức sự kiên, kinh doanh,..) sẽ giúp bạn “tái hòa nhập cộng đồng”. Bật mí nhé! Hành trang bạn được trang bị chính là “7 thói quen của bạn trẻ thành đạt” – bí quyết tạo nên những nhà lãnh đạo trẻ hiện nay.
Đến đây nhé, đến mà nghe, mà học, mà HÀNH, bạn sẽ thấy thời sinh viên của mình tuyệt vời đến nhường nào!
XÓA BỎ QUÁ KHỨ VẬT VỜ MỘT LẦN VÀ MÃI MÃI!
ĐĂNG KÝ NGAY KHÓA HỌC VÌ CỘNG ĐỒNG “THIẾT KẾ THỜI SINH VIÊN TUYỆT VỜI”!