Tư duy phản biện và cách rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng được đánh giá cao trong hầu hết các môi trường, từ trường học, doanh nghiệp cho tới trong đời sống. Người có tư duy phản biện tốt thường cho thấy khả năng tư duy, phân tích, đánh giá vấn đề một cách khách quan, đa chiều và logic. Vì vậy, giữa tập thể, họ thường là người có quan điểm khá rõ ràng, nổi bật và được đánh giá cao. Vậy tư duy phản biện là gìcách rèn luyện tư duy phản biện ra sao? Hãy cùng Học viện AYP tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Tư duy phản biện là gì?

Khá nhiều bạn thắc mắc, tư duy phản biện là gì bởi đến thời điểm hiện tại, chưa có một định nghĩa chuẩn mực nào về cụm từ này cả.

Trong tiếng Anh, tư duy phản biện được gọi là Critical Thinking. Nói một cách đơn giản, bạn có thể hiểu tư duy phản biện là việc tìm ra giải pháp đối với một vấn đề nào đó thông qua các bước lần lượt gồm: tổng hợp, đưa ra nhiều giả thuyết, so sánh, lập luận trên cơ sở logic để khẳng định tính chất đúng đắn hay sai lệch của các giả thuyết đó.

Toàn bộ quá trình đó của tư duy phản biện được chia thành hai nhóm khả năng vận dụng gồm: suy nghĩ độc lập (independent thinking) – suy nghĩ phản chiếu (reflective thinking).

TIẾN SĨ “LU” và KỸ NĂNG PHẢN BIỆN của chúng ta | Nguyễn Hữu Trí REACTION

 

Đặc điểm của những người có tư duy phản biện

Bạn thường không quá khó khăn để nhận biết đặc điểm của những người có tư duy phản biện. Đó thường là những người:

  • Có khả năng giải quyết vấn đề rất hệ thống;
  • Nhìn nhận vấn đề đa chiều, khách quan, tìm thấy sự nhất quán, tính đúng – sai của cách lập luận và phương hướng giải quyết trên cơ sở phân tích, lập luận mang tính logic;
  • Tìm thấy sự liên quan, logic giữa các quan điểm, đồng thời đánh giá và phát triển hệ thống lập luận
  • Nhận thức được tầm quan trọng cũng như sự liên quan của các ý tưởng và giữa các ý tưởng;
  • Biết cách xem xét và tìm thấy sự đúng đắn trong hệ thống lập luận trên lập trường quan điểm, niềm tin của người khác về một vấn đề nào đó.

 

Tư Duy Phản Biện Là Gì
Người có tư duy phản biện luôn tìm thấy sự liên quan, logic giữa các quan điểm, đồng thời đánh giá và phát triển hệ thống lập luận

 

Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này cũng có một số vấn đề cần lưu ý. Theo đó, quá trình trau dồi, tích lũy thông tin góp phần quan trọng đối với người muốn rèn luyện tư duy phản biện, nhưng không phải 100% số người có nhiều kiến thức và có trí nhớ tốt đều là người có tư duy phản biện tốt.

Tư duy phản biện khác với tranh cãi, vì vậy, một người tranh cãi giỏi chưa chắc đã là một người phản biện tốt. Những người có khả năng phản biện thường đánh giá vấn đề từ nhiều phía và khách quan, trong khi đó, người hay tranh cãi lại có xu hướng phán xét vấn đề mang màu sắc chủ quan, nặng về cái tôi.

Cùng là cách để tìm ra cái sai sót nhưng tư duy phản biện mang tính xây dựng tích cực còn tranh cãi mang tính tiêu cực. Do đó, bạn cần phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm này để không đi chệch hướng trong quá trình rèn luyện tư duy này.

Cách rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện

Hình thành kỹ năng tư duy phản biện là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào hiệu quả học tập cũng như thành công trong công việc. Vậy làm thế nào để rèn luyện tư duy này? Hãy cùng điểm nhanh 4 bước dưới đây nhé!

Đọc thêm: Bí quyết cải thiện kỹ năng thuyết trình trong 2 tháng – Học viện AYP

Trau dồi kiến thức cho bản thân thường xuyên

Những người có tư duy phản biện tốt thường có khả năng lập luận, tranh luận, tài ăn nói thuyết phục. Để có được khả năng và sự tự tin đó, họ cần có một nền tảng kiến thức vững chắc, phong phú. Bản thân họ thường xuyên cập nhật, trau dồi kiến thức của mình một cách tích cực, liên tục ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong công việc, cuộc sống.

Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
Luôn trau dồi kiến thức trong các linh vực khác nhau để nâng cao tư duy phản biện

 

Chính vì vậy, để rèn luyện khả năng này, trước hết, bạn cần thường xuyên cập nhật, trau dồi kiến thức của bản thân. Không chỉ dừng lại ở việc trau dồi kiến thức thuộc chuyên môn của bản thân, bạn nên trau dồi cả kiến thức tổng quát ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Việc rèn cho mình thói quen quan sát, học học, cập nhật liên tục sẽ giúp bạn có được khả năng tổng hợp, tư duy, kiến thức phong phú để có thể phản biện và thuyết phục được người khác.

Rèn luyện để có cách nhìn khách quan

Như đã nói ở trên, một trong những tiêu chí giúp bạn có được tư duy phản biện chính là hình thành cho mình tầm nhìn khách quan đối với mọi vấn đề. Góc nhìn chủ quan, cảm tính sẽ là rào cản lớn khiến bạn nhìn nhận, đánh giá vấn đề thiếu thấu đáo, đúng đắn và chính xác. Điều này có nghĩa là bạn cần học cách loại bỏ cách nhìn nhận cũng như giải quyết vấn đề theo cảm tính, cái tôi.

Hình thành thói quen đặt câu hỏi

Đặt giả thuyết, đưa ra các câu hỏi để phân tích, phản biện trên cơ sở logic là một trong số các bước của quá trình tư duy phản biện. Thông qua việc đặt nhiều câu hỏi, bạn sẽ có cái nhìn đa chiều, toàn diện hơn về một vấn đề, tránh tình trạng không lường hết được các tình huống ngoài dự kiến của mình.

Tư Duy Phản Biện
Luôn đặt câu hỏi và suy nghĩ, giải quyết vấn đề là cách rèn luyện tư duy phản biện dành cho bạn

Bởi vậy, để rèn luyện tư duy phản biện, bạn nên tập thói quen tự đặt câu hỏi từ nhiều góc độ trước những vấn đề cần giải quyết. Thói quen này giúp bạn có cái nhìn nhận và giải quyết vấn đề gọn ghẽ, chỉn chu hơn.

Hình thành thói quen thể hiện trước các ý kiến thông qua việc sử dụng sơ đồ

Trước những vấn đề cần giải quyết, người có tư duy phản biện thường thực hiện việc sơ đồ hóa ý kiến bằng cách này hay cách khác. Thông qua việc biểu thị toàn bộ hệ thống câu hỏi, phân tích từ nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau trên sơ đồ, họ sẽ có được sự so sánh, tìm thấy cơ sở khoa học, tính logic của vấn đề, từ đó tìm ra phương hướng giải quyết.

Vì vậy, để rèn luyện khả năng tư duy phản biện, bạn cần luyện tập và hình thành thói quen sử dụng sơ đồ nhằm hệ thống hóa ý kiến của bản thân trước vấn đề cần giải quyết, từ đó tìm ra mấu chốt và cách giải quyết vấn đề một cách nhanh gọn, khoa học và chính xác hơn.

Trên đây là những chia sẻ của Học viện kỹ năng AYP về tư duy phản biện cũng như cách rèn luyện tư duy phản biện. Mong rằng đây sẽ là những thông tin thú vị, hữu ích dành cho bạn.

Share:

More Posts

Send Us A Message