Chào mừng bạn đã đến với AYP, bài viết này không đơn thuần chỉ là là về tóm tắt sách 7 thói quen hiệu quả của tác giả Stephen Covey, mà đây còn là những kinh nghiệm được đúc kết của đội ngũ AYP sau hơn 15 năm phát triển. Bạn hãy cùng AYP đắm chìm vào để hiểu và thấm những bài học trong sách để ứng dụng vào trong cuộc sống bạn nhé!

Để đến xem từng phần bạn mong muốn, bạn có thể tham khảo phần mục lục AYP để ở ngay đây nha. Chúng ta cùng bắt đầu nào!

 

Tổng quan về cuốn sách 7 thói quen hiệu quả của Stephen Covey

Về tác giả Stephen Covey

Stephen R. Covey là một tác giả, diễn giả, nhà tư vấn quản lý và nhà giáo dục nổi tiếng người Mỹ. Ông đã tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực phát triển cá nhân và lãnh đạo “The 7 Habits of Highly Effective People” (7 Thói Quen Của Người Thành Đạt). Ông đã dành phần lớn cuộc đời mình để nghiên cứu và giảng dạy về sự lãnh đạo, quản lý thời gian, và phát triển cá nhân.

 

Tóm tắt nội dung chính của cuốn sách

Xuất bản lần đầu vào năm 1989, 7 Thói Quen Của Người Thành Đạt, một cái tên phổ biến và ngắn gọn là “7 Thói Quen Hiệu Quả”, đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng toàn cầu, được dịch ra hơn 40 ngôn ngữ và bán được hơn 40 triệu bản trên toàn thế giới.

Cuốn sách trình bày bảy nguyên tắc cốt lõi và cũng là nền tảng mà tác giả Covey tin rằng có thể giúp mọi người đạt được sự hiệu quả cá nhân và chuyên nghiệp. Nội dung cuốn sách được chia thành 3 phần với 3 mục tiêu rõ ràng giúp độc giả nào dễ dàng ứng dụng cho bản thân:

  • Phần đầu (Independence – sự độc lập) bao gồm thói quen 1, 2, 3 hướng đến việc làm chủ bản thân và thay đổi từ tính phụ thuộc sang độc lập.
  • Trong khi đó phần thứ 2 (Interdependence – sự phụ thuộc lẫn nhau) gồm thói quen 4, 5, 6 hướng đến sự hợp tác hiệu quả giữa con người với nhau.
  • Phần cuối cùng (Continual improvement) là thói quen thứ 7, tập trung vào vào sự phát triển và cải tiến liên tục mỗi ngày theo một chiều hướng tích cực.
Sách 7 thói quen hiệu quả - AYP
Sách 7 thói quen hiệu quả – AYP

 

Vì sao cuốn sách trở nên phổ biến và được ưa chuộng?

Sở dĩ cuốn sách 7 Thói Quen Hiệu Quả này rất được đón nhận là vì nó cung cấp các nguyên tắc vượt thời gian, có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống từ công việc đến đời sống cá nhân. Tác giả Covey không chỉ dừng lại ở lý thuyết mà còn cung cấp các công cụ thực hành cụ thể giúp người đọc có thể thay đổi thói quen và cải thiện hiệu quả công việc.

Các nguyên tắc này đã được chứng minh là giúp tăng cường năng suất, cải thiện mối quan hệ và đạt được mục tiêu dài hạn. Chính sự kết hợp giữa lý thuyết sâu sắc và ứng dụng thực tế đã làm cho 7 Thói Quen Hiệu Quả trở thành một tài liệu không thể thiếu cho bất kỳ ai muốn phát triển bản thân và đạt được thành công bền vững.

 

Giới thiệu 7 thói quen hiệu quả

AYP tin rằng phần tổng quan trên đã đủ làm bạn cảm thấy hứng khởi rồi phải không nào? Vậy chúng ta cùng xem tiếp 7 thói quen này là gì và cụ thể về từng thói quen cũng như cách luyện tập ở trong các phần tiếp theo sau đây nha!

Theo tác giả Stephen Covey chia sẻ, 7 thói quen hiệu quả này bao gồm:

Nhóm Independence:

  • Thói quen 1: Thói quen chủ động (nguyên tác: “Be Proactive”)
  • Thói quen 2: Bắt đầu bằng mục tiêu (nguyên tác: “Begin with the end in mind”)
  • Thói quen 3: Ưu tiên việc quan trọng (nguyên tác: “Put first things first”)

Nhóm Interdependence

  • Thói quen 4: Tư duy cùng thắng (nguyên tác: “Think win-win”)
  • Thói quen 5: Hiểu để được hiểu (nguyên tác: “Seek first to understand, then to be understood”)
  • Thói quen 6: Hợp tác (nguyên tác: “Synergize”)

Nhóm Continual improvement

  • Thói quen 7: Rèn giũa bản thân (nguyên tác: “Sharpen the saw”)
Tóm tắt sách 7 thói quen hiệu quả - AYP
Tóm tắt sách 7 thói quen hiệu quả – AYP

 

Tầm quan trọng của việc xây dựng 7 thói quen hiệu quả

Nếu phải liệt ra sự quan trọng của 7 thói quen này thì nhiều không kể xiết, nhưng tất cả đều cùng hướng đến việc giúp bạn tạo nên một cuộc sống hạnh phúc, do đó AYP chỉ liệt kê ra 3 giá trị lớn nhất mà 7 thói quen này sẽ mang đến cho bạn:

  • Kiên trì xây dựng 7 thói quen hiệu quả giúp bạn tạo nên một sự chuyển biến mạnh mẽ trong cuộc sống, đặt nền móng vững chắc cho sự thăng hoa cá nhân và sự nghiệp rực rỡ. Những thói quen này không chỉ là công cụ, mà còn là kim chỉ nam giúp bạn vượt qua mọi thử thách, biến những ước mơ xa vời thành hiện thực đáng tự hào.
  • Khi áp dụng triệt để 7 thói quen, bạn sẽ trải nghiệm một cuộc cách mạng trong cách quản lý thời gian và năng lượng của mình. Năng suất làm việc tăng vọt, trong khi các mối quan hệ xung quanh bạn trở nên sâu sắc và đầy ý nghĩa hơn bao giờ hết. Đây chính là chìa khóa để mở ra một cuộc sống hài hòa và mãn nguyện.
  • Không chỉ là hành trình khám phá bản thân đầy hứng khởi, nó còn thắp lên ngọn lửa đam mê cho sự phát triển không ngừng, giúp bạn trở nên linh hoạt phi thường trước mọi thay đổi của cuộc sống. Quan trọng hơn, nó là một chiếc la bàn đáng tin cậy, dẫn lối bạn tìm thấy sự cân bằng quý giá giữa công việc, gia đình và đam mê cá nhân.
7 thói quen hiệu quả là một cẩm nang phát triển bản thân đầy giá trị nếu chúng ta biết cách khai thác đúng đắn. Học viện AYP cũng đã phát triển khóa học Awaken Your Power dựa trên 7 thói quen này.

Khoá học không chỉ giúp bạn vượt qua sự trì hoãn và xây dựng thói quen tích cực. Mà còn được nâng cấp bổ sung thêm các công cụ giúp bạn nhận diện và chuyển hoá cảm xúc tiêu cực. Từ đó thấu hiểu mình sâu sắc, trở thành người bản lĩnh và hạnh phúc hơn. Bạn tìm hiểu chi tiết hơn về khóa học Awaken Your Power nhé!

 

Khóa học Awaken Your Power - AYP - Trainer Nguyễn Hữu Trí
Khóa học Awaken Your Power – AYP – Trainer Nguyễn Hữu Trí

 

Thói quen 1: Thói quen chủ động

Tóm tắt về thói quen 1 – thói quen chủ động

  • Có 4 loại thái độ sống là Thụ động (Passive), Ứng phó (Reactive), Chủ động (Active), Kiến tạo (Proactive), trong đó lối sống kiến tạo là phong cách sống “xịn xò” nhất.
  • Thói quen chủ động mà chúng ta hướng đến chính là hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài, vì chính bản thân ta mới là điểm tựa tốt nhất.
  • Thói quen 1 này không chỉ hướng đến tư duy và thái độ, mà còn hướng đến việc phải hành động một cách chủ động. Có nghĩa là, ta phải tìm mọi cách để hạn chế sự trì hoãn, và đặt bản thân luôn ở trạng thái sẵn sàng với mọi việc.
  • Cuộc đời chúng ta phải do chính chúng ta làm chủ, cố gắng làm chủ càng nhiều khía cạnh chúng ta sẽ càng có được sự chủ động nhiều hơn, làm chủ mối quan hệ, làm chủ cảm xúc, làm chủ thời gian, làm chủ công việc, làm chủ tiền bạc,…
Thói quen 1 - Thói quen chủ động - 7 thói quen hiệu quả
Thói quen 1 – Thói quen chủ động – 7 thói quen hiệu quả

Luyện tập thói quen chủ động như thế nào?

Nói thì đơn giản nhưng luyện tập lại rất khó, vì bản chất là não bộ chúng ta vốn lười biếng nên sẽ thường làm chúng ta cảm thấy trì hoãn khi thực hiện một việc gì đó. Do đó 2 điều đầu tiên mà bạn cần làm để luyện tập thói quen chủ động chính là sự tự nhận thức và cố gắng vượt qua trì hoãn.

Bài tập đơn giản nhất chính là khi đối diện với bất cứ việc gì, cảm xúc gì hay vấn đề gì, bạn hãy làm 2 việc:

  • Hít một hơi sâu, giữ và đếm từ 1 đến 5, sau đó thở từ từ ra.
  • Sau đó đặt câu hỏi “Mình đang cảm thấy như thế nào?” và gọi hoặc mô tả rõ ràng cảm giác đó.

Khi mới bắt đầu chỉ cần bạn làm được như vậy thì bạn đã có thể trở nên bình tĩnh và sáng suốt hơn rất nhiều.

 

Thói quen 2: Bắt đầu bằng mục tiêu

Tóm tắt về thói quen 2 – bắt đầu bằng mục tiêu

  • Nguyên tác của thói quen 2 là “Begin with the end in mind”, có nghĩa là khi làm một việc gì thì trước đó bạn cần phải làm rõ trong đầu mục tiêu (hoặc kết quả) mà bạn đạt được khi thực hiện việc đó là gì.
  • Tác giả Covey nói rằng chúng ta hãy sử dụng trí tưởng tượng của mình để xây dựng một tầm nhìn về những gì chúng ta muốn trở thành và sử dụng con tim để quyết định những giá trị nào chúng ta cần hướng đến.
  • Từ những việc lớn cho đến các việc nhỏ, nếu bạn xác lập được mục tiêu rõ ràng thì khi bắt tay vào thực hiện, mỗi phút mỗi giây bạn dành cho công việc đều sẽ có ý nghĩa, đều sẽ có giá trị vì bạn luôn đi đúng hướng mà bạn muốn.
  • Điều giá trị nhất của thói quen này chính là sẽ giúp bạn giảm đi rất nhiều sự bận rộn một cách không cần thiết trong cuộc sống, và bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để hướng đến những mục tiêu quan trọng của cuộc đời bạn. 
Thói quen 2 - Bắt đầu bằng mục tiêu - 7 thói quen hiệu quả
Thói quen 2 – Bắt đầu bằng mục tiêu – 7 thói quen hiệu quả

Luyện tập thói quen 2 cùng AYP

Bài tập mà AYP cho là phù hợp nhất với bạn khi bắt đầu luyện tập thói quen này chính là thưc hành xác lập bản đồ mục tiêu cuộc sống.

Trong cuộc sống có nhiều khía cạnh mà bạn phải quan tâm lo lắng, nhưng để bắt đầu bạn hãy chọn 1 khía cạnh mà bạn cho là quan trọng nhất với bạn trong ngắn hạn 1-3 năm tới và đặt ra mục tiêu nhé!

Gợi ý:

  • Bạn hãy đặt mục tiêu theo cấu trúc SMART để có cho mình một kết quả phù hợp nhất nhé!
  • Một số khía cạnh bạn có thể tham khảo: gia đình, công việc, tài chính, sức khỏe, mối quan hệ.

 

Thói quen 3: Ưu tiên việc quan trọng

Tóm tắt về thói quen 3 – ưu tiên việc quan trọng

  • Từ khóa để hiểu và thực hành thói quen thứ 3 chính là “sự ưu tiên”.
  • Mỗi người đều có cùng 24 giờ trong 1 ngày, nhưng cách chúng ta sử dụng 24 tiếng đó như thế nào sẽ quyết định con người mà chúng ta sẽ trở thành.
  • Chúng ta luôn cảm thấy tất bật và bận rộn vì cuộc sống có quá nhiều việc phải làm, rất nhiều “việc khẩn cấp” cần bạn phải thực hiện. Tuy nhiên đó không phải là ưu tiên, những “việc quan trọng” mới chính là sự ưu tiên của bạn.
  • Kết hợp với thói quen số 2, khi bạn đã có mục tiêu cho công việc mà bạn muốn làm thì tiếp sau đó xác định những việc quan trọng cần ưu tiên hàng đầu và thực hiện theo sẽ giúp bạn nhanh chóng chạm đến mục tiêu đó.
Thói quen 3 - Ưu tiên việc quan trọng - 7 thói quen hiệu quả
Thói quen 3 – Ưu tiên việc quan trọng – 7 thói quen hiệu quả

Phương pháp luyện tập ưu tiên việc quan trọng 

Một công cụ cực kỳ phổ biến khi nhắc đến ưu tiên việc quan trọng chính là ma trận Eisenhower, ma trận quản lý thời gian cực kỳ hiệu quả nếu áp dụng một cách đúng đắn.

Để bắt đầu luyện tập, nhiệm vụ của bạn chính là trong học tập hoặc trong công việc, bạn hãy bắt đầu liệt kê ra những đầu việc mà bạn cần phải thực hiện, sau đó bạn hãy tự nghiền ngẫm và đánh giá để sắp xếp từng công việc vào 1 trong 4 hạng mục sau:

  • Việc quan trọng và khẩn cấp
  • Việc quan trọng nhưng không khẩn cấp
  • Việc khẩn cấp nhưng không quan trọng
  • Việc không khẩn cấp và không quan trọng.
Ma trận Eisenhower - Ưu tiên việc quan trọng
Ma trận Eisenhower – Ưu tiên việc quan trọng

 

AYP gợi ý: Bạn có thể tham khảo hình trên và tự kẻ bảng theo để điền từng công việc vào, như vậy sẽ dễ dàng hình dung hơn cho bạn.

 

Thói quen 4: Tư duy cùng thắng

Tóm tắt về thói quen 4 – tư duy cùng thắng

    • Tư duy cùng thắng chính là nền tảng cho sự phối hợp giữa con người với nhau vì không ai có thể một mình mà thành công và chúng ta luôn cần sự hợp tác và hỗ trợ từ những người xung quanh.
    • Có 4 kiểu tư duy khi làm việc với con người mà bạn nên biết:
      • Mình thua – Đối phương thắng
      • Mình thua – Đối phương thua
      • Mình thắng – Đối phương thua
  • Mình thắng – Đối phương thắng
  • Rõ ràng, tư duy thứ 4 mới chính là lối tư duy mà chúng ta nên có. 
Thói quen 4 - Tư duy cùng thắng - 7 thói quen hiệu quả
Thói quen 4 – Tư duy cùng thắng – 7 thói quen hiệu quả

Cách luyện tập tư duy win-win

Tư duy win-win thực sự không khó luyện tập mà ngược lại bạn hoàn toàn có thể thực hành từ những điều vô cùng gần gũi, sau đây là một số gợi ý của AYP:

Đánh giá các mối quan hệ quan trọng: Bạn hãy xác định 3 mối quan hệ quan trọng trong cuộc sống của bạn. Nghĩ về sự cân bằng trong từng mối quan hệ đó: bạn có đang cho nhiều hơn nhận, hay ngược lại? Sau đó hãy viết ra 10 cách để bạn có thể cho nhiều hơn những gì bạn nhận. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện các mối quan hệ và thúc đẩy tinh thần hợp tác.

Thực hành lắng nghe tích cực: Khi bạn tham gia vào các cuộc trò chuyện, hãy chú ý lắng nghe người khác một cách chủ động, đừng chỉ nghe để trả lời mà hãy nghe để hiểu. Hãy đặt câu hỏi để làm rõ ý kiến của họ và phản hồi một cách chân thành. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của người khác, từ đó tạo ra các giải pháp win-win.

 

Thói quen 5: Hiểu để được hiểu

Tóm tắt về thói quen 3 – hiểu để được hiểu

  • Khi chúng ta thực sự muốn lắng nghe để thấu hiểu ý muốn của người khác, chứ không phải để đối đáp, thì đó là khi chúng ta bắt đầu một cuộc giao tiếp thật sự và gây dựng mối quan hệ.
  • Tác giả Covey chỉ ra rằng, để thực sự lắng nghe thấu hiểu, chúng ta cần tránh 4 khuynh hướng chủ quan thường gặp, bạn hãy tham khảo để rút kinh nghiệm cho bản thân nhé:
    • Đánh giá: Đồng ý hay không đồng ý với những gì được nói.
    • Thăm dò: Đặt câu hỏi từ những suy nghĩ của chính chúng ta.
    • Lời khuyên: Đưa ra lời khuyên dựa trên kinh nghiệm.
    • Diễn giải: Cố gắng tìm ra động cơ và hành vi của người đó dựa trên động cơ và hành vi của chính chúng ta.
  • Chúng ta thường có xu hướng đưa ra lời khuyên mà không thực sự hiểu rõ hoàn cảnh và nhu cầu của người khác. Bây giờ hãy làm ngược lại, bạn cần cố gắng lắng nghe kỹ lưỡng và thấu cảm, chúng ta có thể đưa ra những giải pháp phù hợp và hiệu quả hơn, đồng thời xây dựng sự tin tưởng và gắn kết trong mối quan hệ.
Thói quen 5- Hiểu để được hiểu - 7 thói quen hiệu quả
Thói quen 5- Hiểu để được hiểu – 7 thói quen hiệu quả

Luyện tập về sự thấu hiểu cùng AYP

Đây là một số bài tập nhỏ mà AYP tin rằng có thể giúp bạn bắt đầu học cách thấu hiểu người khác:

  • Quan sát ngôn ngữ cơ thể: Lần tới khi bạn thấy hai người đang nói chuyện, hãy thử bịt tai lại và chỉ quan sát. Xem cảm xúc nào được truyền đạt mà không cần lời nói. Ai có vẻ quan tâm đến cuộc trò chuyện hơn? Ghi lại những gì bạn thấy.
  • Thuyết trình với sự đồng cảm: Khi bạn thuyết trình, hãy nghĩ đến quan điểm của khán giả. Nội dung bạn đang chia sẻ có khó hiểu với họ không? Ngôn từ có phù hợp không? Phản ứng của họ khi nghe bạn thuyết trình là như thế nào? Bằng cách này bạn sẽ có thể tạo ra một buổi thuyết trình sôi nổi và có tính đóng góp cao hơn.

 

Thói quen 6: Hợp tác

Tóm tắt về thói quen 6 – hợp tác

  • Từ “hợp tác” (nguyên tác: “Synergize”) không thể khái quát hết được ý nghĩa của tác giả. Theo ông Covey, điều chúng ta cần hướng đến trong thói quen thứ 6 là cùng nhau đồng tâm hợp lực để tạo nên một giải pháp tốt hơn, một cách làm tốt hơn cho tất cả mọi người.
  • Mục tiêu chung mà chúng ta cùng muốn đạt được chính là lợi ích tốt hơn cho toàn bộ tập thể. Một người sẽ không thể giúp tập thể phát triển nhưng tận dụng thế mạnh của mỗi người và kết hợp lại thì bạn và tổ chức của bạn chắc chắn sẽ đạt đến mục tiêu đó.
  • Hợp tác cho phép các cá nhân và nhóm tạo ra các giải pháp thay thế mới và chiến lược sáng tạo. Việc kết hợp các ý tưởng và thế mạnh khác nhau không chỉ mang lại kết quả tốt hơn mà còn giúp loại bỏ năng lượng tiêu cực và tạo ra một môi trường làm việc tích cực, đầy động lực.
Thói quen 6 - Đồng tâm hợp lực - 7 thói quen hiệu quả
Thói quen 6 – Đồng tâm hợp lực – 7 thói quen hiệu quả

Phương pháp luyện tập sự hợp tác trong đội nhóm 

Luyện tập thói quen hợp lực không khó, bạn hoàn toàn có thể ứng dụng từ ngay những hoạt động thường ngày, bạn hãy cùng AYP tham khảo một số ý tưởng nha:

  • Hiện tại bạn hãy nhìn vào đội nhóm của mình và đánh giá xem có những công đoạn nào hoặc bộ phận nào chưa hoạt động tốt, cố gắng tìm hiểu lý do vì sao lại có cớ sự này, và từ đó bạn hãy tự đề xuất ý tưởng làm thế nào để bạn có tăng sự gắn kết hoặc tăng hiệu quả hoạt động cho vấn đề đó.
  • Bạn hãy xem lại trong các mối quan hệ hiện tại, bạn đang không có sự hòa hợp với ai, hãy chọn một người. Bây giờ bạn hãy gạt bỏ những suy nghĩ cá nhân, đặt bản thân vào vị trí của người đó, cố gắng cảm nhận họ suy nghĩ như thế nào, vì sao lại cảm thấy như vậy, nếu bạn là người đó bạn có hành xử tương tự không? Bạn càng hiểu họ tốt hơn, bạn càng dễ dàng thay đổi quyết định của họ – hoặc thay đổi quyết định của chính mình.

 

Thói quen 7: Rèn giũa bản thân

Tóm tắt về thói quen 7 – rèn giũa bản thân

Rèn giũa bản thân ở thói quen thứ 7 nếu chỉ đọc lướt qua thì tưởng chừng như chỉ đang nói về việc không ngừng rèn luyện 6 thói quen trên, thực tế theo tác giả, việc rèn giũa này thể hiện ở sự nâng cấp bản thân ở 4 khía cạnh: Thể chất, Tinh thần, Tâm hồn, Đời sống xã hội / tình cảm.

  • Đổi mới bản thân về thể chất: Bao gồm việc ăn uống lành mạnh, đảm bảo giấc ngủ và thường xuyên tập thể dục để cải thiện sức bền và sức mạnh cơ thể. Thể chất là nền tảng để áp dụng các thói quen khác hiệu quả hơn.
  • Đổi mới bản thân về tinh thần: Bằng cách thực hành thiền định, tiếp xúc với thiên nhiên, và tiếp nhận nghệ thuật, âm nhạc tinh tế, chúng ta củng cố sức mạnh tinh thần và lãnh đạo cuộc sống một cách tích cực.
  • Đổi mới bản thân về tâm hồn: Đọc sách văn học, viết nhật ký, và hạn chế xem truyền hình giúp mở rộng tâm trí và thúc đẩy sự phát triển cá nhân trong mặt tâm hồn.
  • Đổi mới bản thân về đời sống xã hội và tình cảm: Bằng cách tìm hiểu sâu sắc về người khác, tham gia hoạt động thiện nguyện, và duy trì mối quan hệ tích cực, chúng ta sẽ cải thiện mối quan hệ xã hội và tình cảm, đồng thời tăng cường sự hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày.
Thói quen 7 - Rèn giũa bản thân - 7 thói quen hiệu quả
Thói quen 7 – Rèn giũa bản thân – 7 thói quen hiệu quả

Học cách rèn giũa bản thân hiệu quả

Rèn giũa bản thân chỉ là một cách nói ngắn gọn, nhưng khi bạn thực sự nghiêm túc đào sâu thì có rất nhiều điều bạn phải thực hiện bên trong, thậm chí nếu bạn nhìn nhận thấu đáo, bạn sẽ nhận ra được rằng việc thực hành thói quen số 7 đồng nghĩa với việc bạn sẽ dần dần thay đổi gần như toàn bộ lối sống của bản thân theo hướng tích cực hơn.

AYP không thể chia sẻ cách để rèn giũa bản thân hiệu quả chỉ trong 1-2 ví dụ hay một vài đoạn văn, mà chúng tôi sẽ chia sẻ toàn bộ những điều này ở 1 bài viết chuyên sâu hơn, bạn hãy đón chờ bài viết này nhé!

 

Key Takeaways

  1. 7 thói quen hiệu quả được chia thành 3 phần, phần đầu hướng đến các thói quen giúp bạn hoàn thiện bản thân, phần 2 hướng đến việc thói quen tạo nên sự phối hợp hiệu quả giữa con người, phần 3 hướng đến việc không ngừng rèn giũa và đổi mới bản thân.
  2. Sự rèn luyện và phát triển đồng đều cả 7 thói quen là điều phải cần phải lưu ý, vì sự kết hợp của cả 7 thói quen hiệu quả mới tạo ra sự cân bằng tốt nhất, bệ phóng tốt nhất cho sự thăng hoa trong cuộc sống của bạn.
  3. Thực hành những thói quen hiệu quả này không chỉ dừng lại ở việc đọc và hiểu, mà còn nằm ở chỗ bạn cần thực sự bắt tay vào làm, bạn cần chủ động tìm hiểu chi tiết trước, sau đó bắt tay vào kiến tạo nên môi trường phù hợp để rèn luyện.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu bài viết tóm tắt sách 7 thói quen hiệu quả của tác giả Stephen Covey. Những kiến thức được chia sẻ trong bài là tâm huyết của đội ngũ AYP muốn gửi đến bạn với mong muốn lan tỏa tinh thần phát triển bản thân mạnh mẽ đến cho mọi người.

Và nếu bạn cũng đang tìm kiếm môi trường để thực hành và rèn luyện 7 thói quen hiệu quả, thì bạn có thể tìm hiểu khóa học Awaken Your Power của học viện AYP. Hơn 15 năm qua, chúng tôi đã thành công phát triển một khóa học dựa trên 7 thói quen và giúp đỡ cho hơn 20.000 học viên vượt qua những rào cản để tìm lại ý nghĩa cuộc sống và thành công theo định nghĩa của riêng mình. Hãy tìm hiểu và liên hệ để AYP tư vấn kỹ hơn cho bạn nhé!

Thân mến,

Học viện AYP.