7 Sai Lầm Trong Quản Lý Nhân Sự Bạn Cần Biết Để Không Giảm Năng Suất (Mới Nhất 2024) 1

Quản lý là người có vai trò vô cùng quan trọng trong đội nhóm. Tuy nhiên, nhiều người mắc phải sai lầm trong quản lý nhân sự, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Bài viết này sẽ phân tích các sai lầm phổ biến và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận diện, khắc phục những sai lầm, đồng thời giới thiệu một khóa học giúp cải thiện kỹ năng lãnh đạo.

Quản lý là gì?

Quản lý là người đứng đầu một nhóm, có nhiệm vụ giám sát, hướng dẫn và đảm bảo công việc được thực hiện đúng kế hoạch. 

Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, nhiều người dễ mắc phải các sai lầm trong quản lý nhân sự, gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu suất làm việc của đội nhóm. Quản lý cần biết cách nhận diện và khắc phục những sai lầm để xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả và phát triển nhóm của mình.

7 Sai Lầm Trong Quản Lý Nhân Sự Bạn Cần Biết Để Không Giảm Năng Suất (Mới Nhất 2024) 2

Tầm quan trọng của việc nhận ra sai lầm trong quản lý nhân sự

Những sai lầm trong quản lý nhân sự không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc mà còn làm mất đi sự tin tưởng và sự tôn trọng từ nhân viên. Nếu không nhận ra và sửa chữa, các lỗi này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như giảm hiệu suất, mất tinh thần làm việc và thậm chí là tạo ra môi trường tiêu cực. Việc nhận ra sớm các lỗi sai khi làm quản lý giúp họ điều chỉnh hành vi của mình và nâng cao hiệu quả lãnh đạo.

7 sai lầm trong quản lý nhân sự mà nhiều người mắc phải

Kiểm soát quá chặt chẽ

Một sai lầm trong quản lý nhân sự là kiểm soát từng chi tiết nhỏ trong công việc của nhân viên. 

Việc kiểm soát quá mức này có thể khiến nhân viên cảm thấy không được tin tưởng, họ sẽ thiếu sự tự tin và dễ bị căng thẳng. Nhân viên có thể nghĩ rằng mọi hành động của họ đều phải qua sự đồng ý của quản lý, từ đó mất đi sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề. 

Ví dụ, nếu một quản lý yêu cầu nhân viên chuẩn bị báo cáo tháng nhưng lại liên tục can thiệp vào từng phần của báo cáo – từ cách trình bày đến sắp xếp thông tin – điều này sẽ làm nhân viên cảm thấy mất tự do và gò bó.

Cách làm đúng là quản lý nên đặt ra mục tiêu cụ thể như yêu cầu báo cáo phải đầy đủ thông tin, đúng thời hạn, nhưng để nhân viên tự quyết định cách thức thực hiện. Bằng cách này, nhân viên sẽ có không gian để tự sáng tạo, tự tin hơn khi được giao nhiệm vụ và phát triển kỹ năng giải quyết công việc hiệu quả hơn.

7 Sai Lầm Trong Quản Lý Nhân Sự Bạn Cần Biết Để Không Giảm Năng Suất (Mới Nhất 2024) 3

Luôn chỉ trích nhân viên

Một trong những sai lầm trong quản lý nhân sự là phê bình nhân viên ngay lập tức mà chưa tìm hiểu rõ nguyên nhân hoặc các yếu tố liên quan, dễ dẫn đến những nhận xét không chính xác.

Điều này khiến nhân viên cảm thấy không được lắng nghe, bị chỉ trích một cách thiếu công bằng, dẫn đến tâm lý bất mãn hoặc cảm thấy không được tôn trọng. Nó có thể làm giảm động lực làm việc của họ và gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa quản lý và nhân viên. 

Ví dụ, khi một nhân viên không đạt KPI, thay vì vội vàng chỉ trích, quản lý nên đặt câu hỏi để nhân viên chia sẻ về những khó khăn họ đang gặp phải.

Việc đặt câu hỏi như “Có trở ngại nào khiến bạn chưa đạt mục tiêu không?” sẽ khuyến khích nhân viên nói ra vấn đề. Sau khi hiểu rõ, quản lý có thể đưa ra hướng dẫn hỗ trợ cụ thể, giúp nhân viên cảm thấy được lắng nghe và hợp tác tốt hơn.

7 Sai Lầm Trong Quản Lý Nhân Sự Bạn Cần Biết Để Không Giảm Năng Suất (Mới Nhất 2024) 4

Trễ deadline với nhân viên

Một sai lầm trong quản lý nhân sự hay mắc phải là không giữ đúng deadline hoặc không thúc đẩy nhân viên hoàn thành công việc đúng hạn. 

Khi quản lý không tuân thủ deadline, nhân viên sẽ bắt đầu mất đi sự nghiêm túc với thời gian. Họ có thể cảm thấy rằng thời hạn không quan trọng, dẫn đến chậm tiến độ chung của cả nhóm. Điều này còn làm giảm tính kỷ luật trong đội nhóm và gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả công việc. 

Ví dụ, nếu quản lý yêu cầu nhân viên nộp báo cáo tuần vào thứ Sáu, thì quản lý cũng cần phải gửi báo cáo tổng hợp cho cấp trên đúng hạn. Phương pháp hiệu quả là quản lý nên cam kết thực hiện đúng các deadline mà mình đã đặt ra. Việc này không chỉ giúp tạo ra sự tin tưởng từ phía nhân viên mà còn là một ví dụ điển hình cho sự tuân thủ trong công việc.

7 Sai Lầm Trong Quản Lý Nhân Sự Bạn Cần Biết Để Không Giảm Năng Suất (Mới Nhất 2024) 5

Luôn cố thuyết phục nhân viên làm việc

Sai lầm trong quản lý nhân sự mà nhiều người mắc phải là liên tục phải thúc đẩy hoặc thuyết phục nhân viên làm việc, thay vì để họ tự giác và chủ động trong công việc.

Khi giao nhiệm vụ, quản lý không chỉ đơn thuần là thuyết phục mà còn phải suy nghĩ lý do tại sao nhiệm vụ này lại được giao cho nhân viên đó. Nếu trong đầu bạn đã có suy nghĩ tiêu cực về công việc, thì bạn có thể sẽ thấy nó khó khăn và không ai muốn làm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến bạn mà còn lan ra cả các thành viên khác. 

Hãy để bản thân của mình làm gương cho người khác thấy. Những ai làm có trải nghiệm làm việc của mình đều ra học được rất nhiều thứ, có được kết quả cao và được nhận những cái thành quả thực tế sau khi làm xong dự án chung với mình. Có được kết quả, có được sự trưởng thành và cảm thấy công việc đó là công việc thật sự hấp dẫn.

Ví dụ, trong một công ty marketing, bạn luôn cố gắng làm cho bản thân trở nên hấp dẫn hơn đối với nhân viên. Khi đội nhóm hoàn thành một chiến dịch thành công, mọi người đã cùng làm việc với bạn và nhận ra rằng họ có thể học hỏi được rất nhiều từ những kinh nghiệm và kiến thức của bạn.

Bạn hỏi: “Các bạn có muốn tham gia vào việc lên kế hoạch cho chiến dịch tiếp theo không?” và “Tại sao bạn nghĩ mình có thể đóng góp vào công việc này?” Qua đó, bạn khuyến khích nhân viên tự tin chia sẻ ý kiến và mong muốn của mình, giúp họ cảm thấy tôn trọng và có trách nhiệm hơn với nhiệm vụ.

7 Sai Lầm Trong Quản Lý Nhân Sự Bạn Cần Biết Để Không Giảm Năng Suất (Mới Nhất 2024) 6

Chỉ giao việc mà không giải thích lý do

Một sai lầm trong quản lý nhân sự khác là giao nhiệm vụ mà không giải thích rõ mục tiêu và ý nghĩa của công việc. Người quản lý chỉ đơn thuần yêu cầu nhân viên thực hiện một nhiệm vụ mà không giải thích lý do hoặc tầm quan trọng của việc đó. 

Khi nhân viên không hiểu rõ mục tiêu của nhiệm vụ, họ sẽ làm việc một cách máy móc, chỉ để hoàn thành nhiệm vụ mà không thực sự thấy giá trị của nó. Lâu dần có thể khiến họ mất động lực, không đầu tư đủ tâm sức vào công việc và không phát huy được sáng tạo. 

Để khắc phục, người quản lý cần luôn giải thích rõ ràng lý do và mục tiêu của từng công việc được giao. Quản lý nên nói rõ với nhân viên rằng nhiệm vụ này đóng vai trò quan trọng như thế nào trong kế hoạch chung của cả đội hoặc tổ chức. 

Ví dụ: Khi yêu cầu nhân viên chuẩn bị một báo cáo phân tích dữ liệu, quản lý nên giải thích rằng báo cáo này sẽ giúp đưa ra quyết định chiến lược quan trọng cho công ty trong những tháng tới. 

Lỗi sai khi làm quản lý là không giải thích rõ ràng lý do và mục đích của nhiệm vụ, khiến nhân viên không thấy được giá trị công việc của họ. Khi biết rằng công việc của mình có ảnh hưởng đến kết quả chung, nhân viên sẽ làm việc với tinh thần trách nhiệm và động lực cao hơn.

7 Sai Lầm Trong Quản Lý Nhân Sự Bạn Cần Biết Để Không Giảm Năng Suất (Mới Nhất 2024) 7

Cố làm thân với nhân viên

Một sai lầm trong quản lý nhân sự nữa là cố gắng quá gần gũi với nhân viên, khiến ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân trở nên mờ nhạt. 

Ví dụ, nếu bạn thường xuyên đi ăn, mua trà sữa cho nhân viên, hay mời họ đi chơi, bạn có thể làm cho mối quan hệ trở nên quá thân thiết. Càng gần gũi bao nhiêu, đội nhóm sẽ càng thực hiện công việc tốt hơn, và đây là một suy nghĩ sai lầm.

Khi quá gần gũi, bạn có thể mất đi sự chuyên nghiệp. Nhân viên sẽ không còn tôn trọng bạn ở vai trò lãnh đạo, mà coi bạn như bạn bè, khiến họ khó thực hiện yêu cầu hoặc chỉ đạo nghiêm túc. Ngoài ra khi bạn trong lúc làm việc và đi chơi trở thành hai người khác nhau, nhân viên sẽ bị bối rối. 

Mỗi ngày trong công việc là một cơ hội để bạn kết nối với nhân viên. Mỗi cuộc họp là dịp để bạn tạo sự gắn kết. Những lần đi ăn, đi chơi chỉ diễn ra lâu lâu một lần.

Mục đích của việc đi chơi không phải chỉ để gắn kết. Nếu bạn đã hiểu nhau rồi thì mới đi chơi. Gắn kết xảy ra trong công việc, không thể mong đợi mỗi ba tháng hay sáu tháng mới có được sự gắn kết. Nó gắn kết qua mỗi lần làm việc cùng nhau và chia sẻ công việc. Sự tự tin và lòng tin sẽ được xây dựng dần dần.

Hãy dành thời gian để chia sẻ với nhau, bỏ qua những lỗi sai và sửa chữa chúng. Nếu bạn thật sự muốn vượt qua những sai lầm này, hãy tìm giải pháp đầy đủ hơn. 

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, tôi khuyến khích bạn tìm hiểu về khóa học Underground Leader “Quản lý – phối hợp đội nhóm hiểu quả” của trainer Huỳnh Duy Khương, nơi bạn sẽ được hướng dẫn một cách rõ ràng và dễ hiểu để trở thành người có ảnh hưởng và được tôn trọng.

7 Sai Lầm Trong Quản Lý Nhân Sự Bạn Cần Biết Để Không Giảm Năng Suất (Mới Nhất 2024) 8

Không nghiêm khắc khi nhân viên làm sai

Một sai lầm trong quản lý nhân sự khác là không đưa ra phản hồi ngay lập tức khi nhân viên mắc lỗi. Điều này xảy ra khi quản lý thấy sai lầm của nhân viên nhưng không có động thái nhắc nhở hay góp ý kịp thời, dẫn đến việc lỗi đó bị lặp lại nhiều lần. 

Việc không phản hồi kịp thời có thể khiến nhân viên tiếp tục mắc lỗi và không biết cách cải thiện. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng công việc chung và tạo ra thói quen làm việc không chính xác. 

Ví dụ: Nếu một nhân viên làm sai quy trình sản xuất, quản lý cần ngay lập tức chỉ ra lỗi. Phương pháp hiệu quả là giải thích rõ ràng hậu quả của việc sai sót này và hướng dẫn cách làm đúng để giúp nhân viên học hỏi và cải thiện kỹ năng.

7 Sai Lầm Trong Quản Lý Nhân Sự Bạn Cần Biết Để Không Giảm Năng Suất (Mới Nhất 2024) 9

Hậu quả của các sai lầm trong quản lý nhân sự

Nếu không sửa chữa các sai lầm trong quản lý nhân sự, sẽ dẫn đến những hậu quả chính sau:

  1. Môi trường làm việc trở nên tiêu cực: Nhân viên sẽ cảm thấy căng thẳng, mất tinh thần và không thoải mái trong công việc, dẫn đến không khí làm việc căng thẳng, thiếu sự gắn kết.
  2. Nhân viên mất động lực: Khi các lỗi sai không được khắc phục, nhân viên sẽ mất đi sự hứng thú, tinh thần làm việc giảm sút, và không còn cam kết với công việc.
  3. Hiệu suất làm việc giảm: Khi đội ngũ thiếu động lực và không làm việc hiệu quả, kết quả công việc sẽ không đạt được mong đợi, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng dự án.
  4. Sự tin tưởng bị phá vỡ: Mối quan hệ giữa quản lý và nhân viên sẽ xấu đi, dẫn đến thiếu sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau, làm suy yếu hiệu quả làm việc của cả đội ngũ.
  5. Đội ngũ hoạt động kém hiệu quả: Khi không có sự gắn kết và tin tưởng, cả nhóm sẽ gặp khó khăn trong việc phối hợp và đạt được các mục tiêu chung của tổ chức.

Tóm lại những ý quan trọng cần nhớ

Tầm quan trọng của nhận diện sai lầm trong quản lý nhân sự: Những lỗi sai không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc mà còn làm mất đi sự tin tưởng và tôn trọng từ nhân viên. Sửa chữa kịp thời giúp duy trì hiệu quả lãnh đạo và tinh thần làm việc.

Hành Động Đúng Để Khắc Phục Sai Lầm Trong Quản Lý Nhân Sự:

  1. Trao quyền cho nhân viên: Khuyến khích họ tự quyết định và sáng tạo.
  2. Phản hồi xây dựng: Tìm hiểu kỹ trước khi phê bình, tạo cơ hội cho nhân viên cải thiện.
  3. Tuân thủ deadline: Hoàn thành công việc đúng hạn để tạo tính kỷ luật.
  4. Giữ ranh giới chuyên nghiệp: Duy trì sự chuyên nghiệp nhưng vẫn thể hiện sự quan tâm.
  5. Giải thích mục tiêu rõ ràng: Làm rõ lý do và ý nghĩa của nhiệm vụ cho nhân viên.
  6. Khuyến khích tính tự giác: Tạo môi trường tích cực để nhân viên tự quản lý công việc.
  7. Phản hồi kịp thời: Chỉ ra lỗi ngay lập tức và hướng dẫn cải thiện.
  8. Làm gương: Thực hiện đúng những yêu cầu của mình để xây dựng lòng tin.

Hậu quả của các sai lầm trong quản lý nhân sự: Nếu không sửa chữa kịp thời, môi trường làm việc trở nên tiêu cực, nhân viên mất động lực, hiệu suất giảm, và sự tin tưởng giữa quản lý và nhân viên bị phá vỡ.

Việc giải quyết vấn đề tạm thời có thể giúp bạn vượt qua những thách thức trước mắt, nhưng để phát triển dài hạn, bạn cần một giải pháp bền vững. Khóa học Underground Leader không chỉ cung cấp kỹ năng, mà còn giúp bạn xây dựng nền tảng vững chắc trong việc lãnh đạo và định hướng đội ngũ. Nếu bạn đang tìm kiếm một bước tiến xa hơn, hãy khám phá hướng đi dài hạn này để thực sự làm chủ vai trò lãnh đạo của mình.

7 Sai Lầm Trong Quản Lý Nhân Sự Bạn Cần Biết Để Không Giảm Năng Suất (Mới Nhất 2024) 8