Kỹ năng kể chuyện trong thuyết trình là công cụ mạnh mẽ để truyền tải thông điệp, tạo kết nối cảm xúc với khán giả và giúp thông tin dễ nhớ, thuyết phục. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng kỹ năng kể chuyện để biến nội dung khô khan thành câu chuyện sống động, hấp dẫn, và ấn tượng. Từ xây dựng câu chuyện cụ thể đến ứng dụng trong công việc, bán hàng, và marketing, bạn sẽ khám phá cách làm bài thuyết trình trở nên thuyết phục và đáng nhớ.

Kỹ năng kể chuyện (Storytelling) là gì?

Kỹ năng kể chuyện là khả năng sử dụng ngôn từ để kể một câu chuyện có ý nghĩa làm cho người nghe hiểu và nhớ lâu hơn. Khi kể chuyện, bạn không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tạo ra một hành trình cảm xúc, dẫn dắt người nghe đi từ điểm bắt đầu, qua các sự kiện, đến một kết luận mang tính giáo dục hoặc cảm hứng.

ky-nang-ke-chuyen

Sức mạnh của Kỹ năng kể chuyện

Lý do kỹ năng kể chuyện quan trọng là vì nó giúp tạo ra một sự kết nối cảm xúc mạnh mẽ giữa người nói và người nghe. Một câu chuyện hay có khả năng chạm đến trái tim khán giả, làm cho thông điệp trở nên sống động và dễ ghi nhớ. Thay vì chỉ cung cấp thông tin khô khan, việc kể chuyện biến thông tin thành những trải nghiệm mà khán giả có thể cảm nhận và nhớ lâu hơn.

Tại sao bạn cần kỹ năng kể chuyện?

  1. Tạo Sự Kết Nối Cảm Xúc: Con người luôn phản ứng mạnh mẽ với cảm xúc.Khi bạn kể một câu chuyện đầy cảm xúc, bạn không chỉ truyền đạt thông tin mà còn giúp khán giả cảm nhận và đồng cảm với thông điệp của bạn. Đây là yếu tố quan trọng giúp tăng cường sự chú ý và giữ chân khán giả.
  2. Tăng Khả Năng Ghi Nhớ: Một câu chuyện hay giúp thông tin trở nên dễ nhớ hơn nhiều so với việc trình bày một cách khô khan. Khán giả sẽ không chỉ nhớ nội dung mà còn gắn liền nó với những cảm xúc mà bạn đã tạo ra. Ví dụ, thay vì liệt kê những lợi ích của một sản phẩm, hãy kể về cách mà sản phẩm đó đã thay đổi cuộc sống của một ai đó. Câu chuyện này không chỉ dễ nhớ mà còn tạo ra sự liên kết cảm xúc mạnh mẽ.
  3. Thuyết Phục và Tạo Ảnh Hưởng: Kỹ năng kể chuyện không chỉ làm cho thông điệp của bạn rõ ràng mà còn làm cho nó trở nên thuyết phục hơn. Khi khán giả đồng cảm với câu chuyện, họ sẽ dễ dàng chấp nhận và tin tưởng những gì bạn nói.

Kỹ năng kể chuyện không chỉ là một lựa chọn mà là một nhu cầu thiết yếu nếu bạn muốn tạo ra ảnh hưởng, thuyết phục người khác, và để lại dấu ấn lâu dài. Một người thuyết trình giỏi không chỉ biết cung cấp thông tin mà còn biết cách biến thông tin đó thành những trải nghiệm mà khán giả có thể cảm nhận và ghi nhớ.

Cách Huỳnh Duy Khương đã ứng dụng kỹ năng kể chuyện để thuyết phục thành công

Có lần, Huỳnh Duy Khương tổ chức một chương trình hội thảo lớn tại Đà Nẵng, nhưng trước đó anh cần thuyết phục Phó Giám đốc Sở Giáo dục cho phép. Đây là một bước cực kỳ quan trọng, vì nếu không có sự chấp thuận, toàn bộ kế hoạch sẽ phải dừng lại.

Buổi gặp gỡ diễn ra trong một phòng họp lớn, khi anh Khương bắt đầu trình bày về nội dung và mục tiêu của chương trình, những mong muốn và kỳ vọng anh đặt vào nó. Anh giám đốc cũng rất cởi mở: “Hay quá có những chương trình giống như và ý nghĩa cho sinh viên học sinh rất là chào đón.”

Nhưng khi anh Khương nói rằng chương trình sẽ kéo dài từ 4 đến 5 tiếng, Phó Giám đốc liền tỏ ra lo lắng. Ông hỏi ngay: “Chương trình gì mà dài dữ vậy ta? Học sinh làm sao mà ngồi nghe suốt 4-5 tiếng đồng hồ được ha?”

Anh Khương không ngạc nhiên về câu hỏi đó vì nó không phải lần đầu anh được hỏi. Hầu như lần đầu tiên khi tới bất cứ nơi nào và xin được tổ chức, họ đều có băn khoăn đó. Vậy nên, anh áp dụng kỹ năng kể chuyện bằng  chia sẻ những ví dụ, câu chuyện cụ thể và những kết quả thực tế mà những bạn học sinh tham gia có được sau buổi đó để giúp Phó Giám đốc nhìn thấy được bức tranh chung.

Sau khi nghe chia sẻ, anh giám đốc không còn lo lắng như lúc đầu nữa, thay vào đó là những cái gật đầu, biểu hiện sự quan tâm thực sự. Cuối cùng, sau khi nghe hết câu chuyện, ông đã đồng ý cho phép học viện AYP thực hiện chương trình.

Buổi hội thảo sau đó diễn ra rất thành công, với sự tham gia đông đảo và đầy nhiệt tình của các em học sinh. 

Câu chuyện này không chỉ giúp Huỳnh Duy Khương thuyết phục được Phó Giám đốc mà còn cho thấy sức mạnh của việc kể chuyện trong thuyết trình. Khi anh có thể chạm đến cảm xúc của người nghe và đưa họ vào câu chuyện của mình, thì không chỉ truyền đạt thông tin, mà còn khiến họ thật sự hiểu và tin tưởng vào những gì anh nói.

Tầm quan trọng của cảm xúc trong storytelling: Cảm xúc trong storytelling rất quan trọng vì nó giúp câu chuyện của bạn trở nên sống động và dễ tiếp nhận hơn. Khi bạn kể một câu chuyện với cảm xúc, khán giả không chỉ nghe mà còn cảm nhận được thông điệp của bạn, tạo ra sự kết nối mạnh mẽ và giúp họ ghi nhớ lâu hơn. Cảm xúc biến câu chuyện từ một chuỗi thông tin khô khan thành một trải nghiệm mà người nghe có thể đồng cảm và ghi nhớ.

ky-nang-ke-chuyen

3 Yếu Tố Quan Trọng Trong Kỹ Năng Kể Chuyện

Thời gian và địa điểm cụ thể

Xác định rõ ràng khi nào và ở đâu câu chuyện diễn ra. Đây có thể là một mốc thời gian cụ thể trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai, cùng với một địa điểm rõ ràng như một thành phố, một tòa nhà, hoặc thậm chí một căn phòng cụ thể.

Điều này giúp khán giả dễ dàng hình dung được bối cảnh của câu chuyện. Khi biết được câu chuyện diễn ra vào lúc nào và ở đâu, người nghe có thể đặt mình vào bối cảnh đó, cảm nhận được không khí, tình huống, và kết nối với nhân vật trong câu chuyện. Điều này không chỉ làm cho câu chuyện trở nên sống động hơn mà còn giúp người nghe tập trung và kết nối tốt hơn với những gì bạn đang chia sẻ.

Ví dụ: Có lần, tôi tổ chức một chương trình hội thảo lớn tại Đà Nẵng, nhưng trước đó cần thuyết phục Phó Giám đốc Sở Giáo dục cho phép… Buổi gặp gỡ diễn ra trong một phòng họp lớn”

ky-nang-ke-chuyen

Chi tiết và cụ thể

Một câu chuyện hay cần có chi tiết và cụ thể thay vì chỉ nói chung chung. Điều này bao gồm việc đi sâu vào các tình tiết, nhân vật, sự kiện, và cả những cảm xúc liên quan đến câu chuyện, giúp người nghe dễ dàng hình dung và cảm nhận.

Giúp câu chuyện trở nên sống động và thuyết phục hơn. Khi khán giả có thể hình dung rõ ràng các chi tiết mà bạn mô tả, họ sẽ cảm thấy như đang tham gia vào câu chuyện đó. Điều này tạo ra một sự kết nối mạnh mẽ hơn giữa người kể và người nghe, giúp họ không chỉ hiểu mà còn cảm nhận sâu sắc nội dung mà bạn đang truyền tải. Ngoài ra, chi tiết cụ thể giúp tránh được sự mơ hồ, giúp thông điệp của bạn trở nên rõ ràng và dễ nhớ hơn.

Ví dụ: Buổi gặp gỡ diễn ra trong một phòng họp lớn, khi tôi bắt đầu trình bày về nội dung và mục tiêu của chương trình, những mong muốn và kỳ vọng mình đặt vào nó.

Anh giám đốc cũng rất cởi mở: “Hay quá, rất chào đón những chương trình ý nghĩa cho học sinh giống như vậy.”

Nhưng khi tôi nói rằng chương trình sẽ kéo dài từ 4 đến 5 tiếng, Phó Giám đốc liền tỏ ra lo lắng. Ông hỏi ngay: “Chương trình gì mà dài dữ vậy ta? Học sinh làm sao mà ngồi nghe suốt 4-5 tiếng đồng hồ được ha?”

ky-nang-ke-chuyen

Thông điệp rõ ràng

Hãy xác định 1 bài học bạn muốn khán giả đọng lại và nhớ được sau khi nghe xong câu chuyện hoặc bài thuyết trình của bạn. Thông điệp này phải được lồng ghép mạch lạc và dễ hiểu trong câu chuyện để khán giả không bị lạc hướng hoặc cảm thấy bối rối về những gì bạn muốn truyền tải.

Giúp đảm bảo rằng câu chuyện của bạn không chỉ là một chuỗi các sự kiện thú vị mà còn mang lại một giá trị thực tiễn hoặc bài học ý nghĩa cho khán giả. Khi khán giả hiểu rõ thông điệp, họ sẽ dễ dàng nhớ và áp dụng những gì đã học được vào thực tế. Một thông điệp rõ ràng cũng giúp khán giả nắm bắt được mục tiêu của bạn khi kể câu chuyện, từ đó tạo ra một sự kết nối và thuyết phục mạnh mẽ hơn.

Ví dụ: Câu chuyện này không chỉ giúp tôi thuyết phục được Phó Giám đốc mà còn cho thấy sức mạnh của việc kể chuyện trong thuyết trình. Khi mình có thể chạm đến cảm xúc của người nghe và đưa họ vào câu chuyện của mình, thì không chỉ truyền đạt thông tin, mà còn khiến họ thật sự hiểu và tin tưởng vào những gì mình nói.”

Kỹ thuật kể chuyện nâng cao

Sử dụng cuộc hội thoại trong câu chuyện

Hãy thêm vào những đoạn đối thoại giữa các nhân vật trong câu chuyện. Thay vì chỉ kể lại sự việc, bạn để các nhân vật trong câu chuyện tự nói, giống như họ đang trò chuyện thật. 

Giúp cho câu chuyện trở nên sinh động và chân thực hơn. Nó giúp khán giả cảm thấy như họ đang trực tiếp tham gia vào câu chuyện, không chỉ là người nghe kể.

Cuộc hội thoại cũng làm tăng tính tương tác của câu chuyện, giúp khán giả dễ dàng kết nối với các nhân vật và tình huống, từ đó tạo ra một sự thấu hiểu và đồng cảm với câu chuyện. 

Ngoài ra, việc sử dụng hội thoại còn giúp nhấn mạnh những thông điệp quan trọng trong câu chuyện thông qua lời nói của các nhân vật.

Ví dụ: Anh giám đốc cũng rất cởi mở: “Hay quá có những chương trình giống như và ý nghĩa cho sinh viên học sinh rất là chào đón.” Nhưng khi tôi nói rằng chương trình sẽ kéo dài từ 4 đến 5 tiếng, Phó Giám đốc liền tỏ ra lo lắng. Ông ấy hỏi ngay: “Chương trình gì mà dài dữ vậy ta? Học sinh làm sao mà ngồi nghe suốt 4-5 tiếng đồng hồ được ha?”

ky-nang-ke-chuyen

Nhập vai và diễn lại

Đây là một cách kể chuyện trong thuyết trình, là lúc bạn đóng vai các nhân vật trong câu chuyện và diễn lại hành động, lời nói, hoặc cảm xúc của họ.

Thay vì chỉ kể lại những gì đã xảy ra, bạn thể hiện câu chuyện như thể bạn đang là nhân vật đó, giúp câu chuyện sống động hơn.

Kỹ thuật này giúp câu chuyện trở nên sinh động và chân thực hơn, tạo cảm giác như khán giả đang chứng kiến sự việc xảy ra trước mắt. Việc nhập vai giúp bạn truyền tải cảm xúc và ý nghĩa của câu chuyện một cách mạnh mẽ hơn, từ đó giúp khán giả dễ dàng liên tưởng và ghi nhớ thông điệp bạn muốn truyền đạt.

Để hiểu rõ hơn được kỹ thuật này, bạn có thể xem đoạn 8:12 ở video dưới để xem cách Huỳnh Duy Khương nhập vai vào câu chuyện

 

Ứng Dụng Kỹ Năng Kể Chuyện 

Trong Công Việc

Trong công việc, kỹ năng kể chuyện có thể giúp bạn truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng và hấp dẫn hơn. Khi bạn cần thuyết phục sếp hoặc đồng nghiệp về một dự án mới, hoặc trình bày kết quả của một báo cáo, kể chuyện là cách tốt nhất để làm cho thông tin trở nên dễ tiếp thu và thuyết phục. Thay vì chỉ liệt kê các số liệu và dữ liệu khô khan, hãy kể về những câu chuyện thành công trước đó, hoặc hình dung về cách mà dự án này sẽ thay đổi công ty trong tương lai. Điều này giúp bạn tạo ra một hình ảnh sống động trong tâm trí người nghe, giúp họ dễ dàng đồng ý và ủng hộ bạn hơn.

Ví dụ

Thay vì chỉ nói rằng công cụ mới sẽ tăng năng suất, bạn có thể kể:

“Nhớ lần trước khi chúng ta triển khai công cụ quản lý thời gian, hiệu suất của cả đội đã tăng 20% chỉ trong tháng đầu tiên. Nếu bây giờ áp dụng công cụ quản lý dự án này, tôi tin rằng chúng ta sẽ thấy kết quả tương tự, có thể hoàn thành dự án sắp tới sớm hơn một tuần và giảm căng thẳng cho cả nhóm.”

Trong Bán Hàng

Trong bán hàng, kỹ năng kể chuyện giúp bạn kết nối với khách hàng và thuyết phục họ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn một cách dễ dàng. Thay vì chỉ tập trung vào việc mô tả các tính năng của sản phẩm, hãy kể cho khách hàng nghe về những câu chuyện thành công từ những người đã sử dụng sản phẩm trước đó. Chia sẻ những trải nghiệm thực tế và kết quả mà họ đã đạt được sẽ giúp khách hàng cảm thấy tự tin hơn khi quyết định mua hàng. Một câu chuyện hấp dẫn có thể biến một cuộc gặp gỡ bán hàng bình thường thành một cơ hội để xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Ví dụ

Thay vì chỉ nói rằng phần mềm quản lý bán hàng của bạn giúp tối ưu hóa công việc, bạn có thể kể:

“Một cửa hàng bán lẻ từng gặp khó khăn trong việc quản lý hàng tồn kho, dẫn đến nhiều sai sót và thất thoát. Sau khi họ bắt đầu sử dụng phần mềm quản lý của chúng tôi, mọi thứ trở nên trơn tru hơn, giúp họ giảm thiểu sai sót và tăng doanh số lên 15% chỉ sau ba tháng.”

Trong Marketing

Trong marketing, kỹ năng kể chuyện giúp xây dựng thương hiệu và tạo ra sự khác biệt trên thị trường. Thay vì chỉ nói về sản phẩm và dịch vụ, các chiến dịch marketing hiện đại thường tập trung vào việc kể những câu chuyện thương hiệu đầy cảm hứng và ý nghĩa. Những câu chuyện này giúp thương hiệu kết nối sâu sắc hơn với khách hàng, xây dựng lòng trung thành và tạo ra cảm giác thân thuộc. Kể chuyện trong marketing không chỉ giúp tăng cường nhận diện thương hiệu mà còn giúp tạo ra sự gắn kết cảm xúc, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng và củng cố vị trí của thương hiệu trên thị trường.

Ví dụ

Thay vì chỉ quảng cáo rằng cà phê của bạn có hương vị tuyệt vời, bạn có thể kể:

“Chúng tôi bắt đầu từ một trang trại nhỏ ở Đà Lạt, nơi những hạt cà phê được chăm sóc cẩn thận bởi những người nông dân yêu nghề. Mỗi tách cà phê bạn uống không chỉ đơn giản là một thức uống, mà còn là kết quả của niềm đam mê và công sức của cả một cộng đồng. Khi bạn chọn cà phê của chúng tôi, bạn đang ủng hộ một sứ mệnh: mang đến những giá trị bền vững và lan tỏa tình yêu dành cho cà phê Việt.”

Trong Cuộc Sống Hàng Ngày

Trong cuộc sống hàng ngày, kỹ năng kể chuyện giúp bạn xây dựng và duy trì các mối quan hệ. Từ việc kể chuyện với con cái, đến việc chia sẻ những kỷ niệm vui vẻ với bạn bè hay người thân, kỹ năng này giúp bạn kết nối với người khác một cách sâu sắc hơn. Kể chuyện không chỉ làm cho cuộc sống trở nên thú vị và vui vẻ mà còn giúp bạn truyền đạt giá trị và bài học một cách dễ dàng hơn. 

Ví dụ

Thay vì chỉ khuyên người bạn thân của mình hãy lạc quan sau khi gặp khó khăn trong công việc, bạn có thể kể:

“Mình nhớ lần đầu tiên đi làm, mình cũng từng mắc lỗi nghiêm trọng và nghĩ rằng sự nghiệp của mình sẽ chấm dứt. Nhưng sau đó, mình đã ngồi lại, nhìn nhận vấn đề và học cách xử lý. Kết quả là mình không chỉ khắc phục được sai lầm mà còn rút ra được bài học quý giá, giúp mình tự tin hơn trong những lần sau. Bây giờ, khi nhìn lại, mình thấy đó là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời, giúp mình mạnh mẽ hơn.”

Gợi ý hay để cải thiện Kỹ năng Kể chuyện

  • “The Storytelling Animal” – Jonathan Gottschall: Khám phá cách con người kể chuyện và tại sao storytelling lại quan trọng trong việc hình thành văn hóa và tâm lý.
  • “Talk Like TED” – Carmine Gallo: Được lấy cảm hứng từ các bài thuyết trình TED nổi tiếng, cuốn sách này hướng dẫn cách sử dụng storytelling để tạo nên những bài thuyết trình ấn tượng.
  • “Webinar miễn phí Speaking With Purpose” của trainer Huỳnh Duy Khương: đập tan sự lo lắng, bối rối, run sợ khi thuyết trình trước sếp, đồng nghiệp hoặc khách hàng.”

Điều quan trọng cần nhớ

Kỹ năng kể chuyện trong thuyết trình là một công cụ giúp bạn truyền tải thông điệp một cách hiệu quả và kết nối sâu sắc với khán giả. Khi biết cách kể chuyện, bạn không chỉ khiến thông tin dễ nhớ hơn mà còn làm cho bài thuyết trình của mình trở nên hấp dẫn và thuyết phục hơn. Hãy tập trung vào việc làm cho câu chuyện rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu để khán giả có thể cảm nhận và nhớ lâu những gì bạn chia sẻ.

ky-nang-ke-chuyen