QUAN TRỌNG: Tại sao bạn nên xem bài viết “Trì hoãn là gì?” này? Vì trong bài viết này AYP sẽ cho bạn một góc nhìn khác biệt về sự trì hoãn và giúp bạn loại bỏ thói quen trì hoãn tiêu cực và xây dựng thói quen trì hoãn tích cực.

AYP để ở đây video của anh Nguyễn Hữu Trí, giám đốc – nhà sáng lập học viện AYP, trong video anh Trí đã “bóc trần” căn nguyên của sự trì hoãn, cùng cách ứng dụng thói quen trì hoãn một cách hiệu quả hơn. Bạn nhất định nên xem video này, vì rất có thể nó sẽ góp phần thay đổi cuộc đời bạn.

Đây cũng là bài viết thuộc bộ bài viết chia sẻ Cẩm nang về tinh thần chủ động và 7 cách rèn luyện thói quen chủ động, nếu bạn đang tìm hiểu về cách phát triển bản thân, đừng bỏ qua bài viết này nhé!!

 

Thói quen trì hoãn là gì?

Định nghĩa trì hoãn là gì

Trì hoãn (tiếng Anh là “Procrastination”), được định nghĩa là hành động hoãn lại hoặc dời lại một cách cố ý hoặc theo thói quen việc gì đó mà bạn đang muốn làm hoặc rất cần phải làm.

Khi trì hoãn, thay vì thực hiện nhiệm vụ quan trọng hoặc có ý nghĩa, thì bạn lại tiêu phí thời gian vào những việc vụn vặt hoặc đơn giản là “nằm lì một chỗ” không làm gì cả.

Có thể bạn chưa có hứng thú muốn làm ngay công việc này hoặc muốn đợi để đến một đoạn thời gian sau đó mới làm, nhưng chung quy đều là sự trì hoãn.

Trì hoãn không giống với “lười biếng”. Khi chúng ta lười biếng, chúng ta chỉ đơn giản là chẳng muốn làm gì cả và chúng ta cảm thấy điều đó ổn với điều đó. Nhưng khi trì hoãn tức là chúng ta rất muốn làm hoặc rất cần hoàn thành một việc gì đó nhưng bạn lại không muốn làm và cuối cùng là lựa chọn “để chút nữa rồi làm”.

Thói quen trì hoãn là gì? Định nghĩa đơn giản về thói quen trì hoãn
Thói quen trì hoãn là gì? Định nghĩa đơn giản về thói quen trì hoãn

 

H3: Biểu hiện của sự trì hoãn

  1. Bài tập cuối khóa chuẩn bị qua tuần sau là phải nộp nhưng bạn chỉ mới làm được 1-2 phần đầu, và bạn cảm thấy vẫn còn sớm để làm.
  2. Ngay mai có cuộc họp báo cáo với sếp nhưng tối nay bạn mới bắt tay vào tổng hợp nội dung và làm bài trình bày cho buổi họp.
  3. Bạn muốn 6h chiều sẽ xỏ giày vào để chạy bộ nhưng mãi đến 8h tối bạn vẫn chưa ra khỏi nhà.
  4. Bạn muốn tranh thủ mỗi buổi tối sẽ học thêm ngoại ngữ hoặc một môn học thú vị nhưng đã 11h đêm rồi bạn vẫn còn đang lướt Facebook, Tiktok để xem video.
  5. Bạn đã mua một cây đàn piano và muốn học chơi đàn từ nửa năm trước nhưng số lần bạn thực sự đụng vào đàn đếm chưa hết 10 đầu ngón tay.
  6. Bạn có lịch hẹn công việc quan trọng vào lúc 5h chiều nhưng 4h30 bạn mới lật đật sửa soạn đồ đạc để chạy đi.
  7. Có những sự kiện quan trọng trong tương lai cần bạn quyết định như chọn trường nào, ngành gì, có đi du học không, du học ở đâu, lộ trình công việc 1-3 năm tới,… nhưng đều bị bạn né tránh hoặc ngó lơ đi. Đây cũng là một biểu hiện tinh tế của sự trì hoãn.

Bạn thấy những điều này có quen thuộc không? Và còn rất nhiều những hoạt động khác mà chúng ta trì hoãn từ khi chúng ta còn đi học cho đến khi chúng ta đi làm, từ những việc nhỏ nhặt cho đến những việc lớn quan trọng. 

Vậy thì tại sao chúng ta lại trì hoãn? Nguyên nhân cớ sự là do đâu mà chúng ta lại thành ra như thế này? Hãy để AYP giải đáp giúp bạn ở phần tiếp theo.

 

Vòng lặp trì hoãn kéo cuộc đời bạn đi xuống

Vòng lặp này được AYP minh họa bằng hình bên dưới.

Vòng lặp khép kín của sự trì hoãn
Vòng lặp khép kín của sự trì hoãn

Đây tưởng chừng như là một vòng lặp khép kín, nhưng thực tế thì lại không như vậy, ở bất kỳ giai đoạn nào bạn cũng có khả năng phá vỡ vòng lặp này. Mấu chốt chính nằm ở sự quyết tâm và ý chí của bạn, liệu bạn có thực sự nghiêm túc để bước ra khỏi vòng lặp này?

Rất tốt, nếu bạn đã có ý chí thì chuyện còn lại chính là làm như thế nào. Để chấm dứt sự trì hoãn tiêu cực này không phải là chuyện ngày một ngày hai, bạn cần có một lộ trình từng bước hợp lý, và ở những phần tiếp theo chúng ta sẽ đề cập đến giải pháp. Cùng theo dõi bạn nhé!

 

15 nguyên nhân hình thành nên sự trì hoãn – Tại sao con người lại có thói quen trì hoãn?

Đầu tiên chúng ta cần xác định được nguyên nhân của thói quen trì hoãn để nhìn tường tận về vấn đề.

Nguyên nhân cho sự trì hoãn thì có rất nhiều, tin rằng trong video anh Nguyễn Hữu Trí chia sẻ về sự trì hoãn ở trên đã giúp bạn hiểu thật rõ về căn nguyên và quá trình hình thành nên thói quen trì hoãn này. 

Video thật sự đã trả lời được câu hỏi “Vì sao chúng ta lại trì hoãn?” và nếu bạn chưa xem thì AYP khuyến khích bạn nên xem video này, vì những gì anh Trí chia sẻ đi thẳng vào bản chất của vấn đề và có khả năng sẽ làm bạn “giác ngộ” và thay đổi ngay lập tức đó. Xem ngay bạn nhé!

Và dưới đây, AYP sẽ tổng hợp lại hầu hết những nguyên nhân mà chúng ta thường gặp nhất đã dẫn đến việc chúng ta bị trì hoãn, có tất cả 15 nguyên nhân. Nếu bạn đã nắm thì có thể đi thẳng đến phần tiếp theo nhé!

1. Nỗi sợ thất bại và lo lắng

  • Sợ không thể hoàn thành công việc một cách hoàn hảo
  • Lo lắng, hoang mang không biết phải bắt đầu từ đâu

2. Thiếu động lực và năng lượng

  • Không tạo được động lực cho bản thân
  • Thiếu năng lượng thể chất hoặc tinh thần
  • Chờ đợi khi tâm trạng tốt hơn hoặc có cảm hứng mới làm việc

3. Mất tập trung và dễ bị phân tâm

  • Không đủ sự tập trung, hết mình với công việc
  • Dễ bị phân tâm bởi những thứ khác ngoài công việc
  • Môi trường số với nhiều thông tin và kích thích

4. Quản lý thời gian kém

  • Không có hoặc thiếu kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian
  • Đánh giá sai về tính chất và thời gian cần để hoàn thành công việc

5. Chủ nghĩa hoàn hảo

  • Mong muốn mọi thứ phải hoàn hảo dẫn đến trì hoãn bắt đầu
  • Lo lắng về kết quả cuối cùng

6. Vấn đề tâm lý và cảm xúc

  • Không biết cách kiểm soát cảm xúc bản thân
  • Mệt mỏi, chán nản, căng thẳng
  • Trầm cảm, lo âu, và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác

7. Thói quen và môi trường

  • Thói quen trì hoãn lâu năm mà không khắc phục được
  • Ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, đặc biệt nếu có người cũng trì hoãn

8. Thiếu kỹ năng hoặc kiến thức

  • Không biết bắt đầu thực hiện công việc từ đâu
  • Ngại khó khăn, không chịu tìm tòi khám phá

9. Chủ quan và quá tự tin

  • Nghĩ rằng có thể hoàn thành công việc vào phút cuối
  • Tin rằng làm việc tốt nhất dưới áp lực

10. Thiếu quyết đoán

  • Khó khăn trong việc đưa ra quyết định
  • Cân nhắc lại nhiều lựa chọn dẫn đến trì hoãn

11. Lười biếng và nuông chiều bản thân

  • Quyết tâm không cao trong việc thực hiện mục tiêu
  • Quá nuông chiều bản thân

12. Công việc không hấp dẫn

  • Công việc quá khó khăn, nhàm chán hoặc căng thẳng
  • Thiếu sự thú vị hoặc ý nghĩa trong công việc

13. Thiếu kiên nhẫn

  • Không thấy kết quả ngay lập tức nên dễ bỏ cuộc
  • Gặp khó khăn thì trì hoãn đến khi tình hình dễ dàng hơn

14. Thiếu nhận thức về vấn đề

  • Dù biết đang trì hoãn nhưng lại không muốn nhận ra và khắc phục
  • Không nhận thức được tác hại của việc trì hoãn

15. Thói quen chờ đợi áp lực

  • Chờ đến phút chót mới có động lực để làm việc
  • Thích cảm giác làm việc dưới áp lực deadline
Trì hoãn là gì? Trì hoãn không đơn giản chỉ là lười biếng, mà có khi còn tệ hơn thế!
Trì hoãn là gì? Trì hoãn không đơn giản chỉ là lười biếng, mà có khi còn tệ hơn thế!

 

Hậu quả của thói quen trì hoãn tiêu cực 

Đối với những thói quen xấu thì hậu quả mà chúng ta nhận về là không thể tránh khỏi và nếu để dài lâu không thay đổi thì hậu quả sẽ càng nghiêm trọng hơn. Và bên dưới đây là 5 hậu quả của thói quen trì hoãn mà bạn rất nên suy ngẫm và cân nhắc.

1. Thời gian sẽ trôi đi và sự hối hận sẽ ập đến

Đây là hậu quả mà AYP cho rằng là to lớn nhất. Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta rất thường nghe thấy rằng “Thời gian là tài sản quý giá nhất”, bởi vì trên đời này chỉ có thời gian đã trôi đi là thứ mà bạn chắc chắn không bao giờ lấy lại được. Khi bạn càng lớn tuổi bạn sẽ càng thấm thía về điều này.

Và một lẽ hiển nhiên sau khi chúng ta để thời gian vụt trôi một cách vô nghĩa thì đến một thời điểm nào đó nhìn lại, thứ đầu tiên mà chúng ta cảm nhận chính là sự tiếc nuối khôn xiết.

Có một câu chuyện như thế này, một cụ bà 90 tuổi khi được hỏi: “Ở độ tuổi này điều mà bà cảm thấy tiếc nuối nhất là gì?”.
Bà cụ trả lời rằng: “Điều tôi tiếc nuối nhất chính là năm 60 tuổi tôi đã không chịu học chơi đàn violin”.

 

2. Ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất công việc và học tập

Khi bạn liên tục trì hoãn, hiệu suất làm việc và học tập của bạn sẽ bị giảm sút đáng kể. Bạn có thể nhận thấy chất lượng công việc kém đi do phải làm vội vàng để kịp deadline. 

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả công việc mà còn có thể khiến bạn không đạt được mục tiêu đề ra. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó thậm chí có thể dẫn đến việc bạn bị đình chỉ hoặc sa thải nếu liên tục không hoàn thành nhiệm vụ.

3. Tăng stress và áp lực tâm lý

Bạn có thường xuyên cảm thấy căng thẳng và lo lắng khi công việc tích tụ ngày càng nhiều không? Đó chính là hậu quả tất yếu của việc trì hoãn. Áp lực tâm lý tăng cao khi bạn phải làm việc dưới sức ép thời gian, dẫn đến cảm giác bất an và tội lỗi. Lâu dài, điều này có thể khiến bạn rơi vào trạng thái chán chường, không còn động lực để làm bất cứ điều gì.

4. Tác động nghiêm trọng đến sức khỏe

Bạn có biết rằng thói quen trì hoãn còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn? Stress kéo dài do trì hoãn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn giấc ngủ, đau đầu, các bệnh về tiêu hóa, và thậm chí là các vấn đề tim mạch. Ngoài ra, hệ miễn dịch của bạn cũng có thể bị suy yếu, khiến bạn dễ mắc các bệnh cảm cúm và cảm lạnh hơn.

5. Mất đi cơ hội phát triển trong tương lai

Cuối cùng, thói quen trì hoãn có thể khiến bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội quý giá trong cuộc sống. Bạn có thể mất đi cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, không tận dụng được các cơ hội học tập để nâng cao kỹ năng, hoặc thậm chí đánh mất các mối quan hệ quan trọng do không hoàn thành cam kết. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp của bạn trong dài hạn.

Đây chỉ là một vài hậu quả mà AYP cho là bạn đáng lưu ý nhất, còn nhiều hậu quả khác có thể tác động rất lớn đến sự phát triển và tương lai của bạn. Nói như vì AYP mong bạn nhận thức được tầm quan trọng của việc khắc phục thói quen trì hoãn tiêu cực này. Điều này sẽ được AYP chia sẻ ở phần tiếp theo.

Hãy nghiêm túc nhìn nhận những hậu quả của thói quen trì hoãn tiêu cực
Hãy nghiêm túc nhìn nhận những hậu quả của thói quen trì hoãn tiêu cực

 

Lộ trình khắc phục thói quen trì hoãn tiêu cực và biến nó thành tích cực

Sau đây là từng bước để bạn thực hành và dần loại bỏ đi thói quen trì hoãn tiêu cực và biến nó trở thành công cụ đắc lực để bạn ứng dụng cho cuộc sống trở nên tốt hơn.

Lưu ý nhỏ cho bạn là có tổng cộng 10 bước, nghe thì khá dài nhưng sẽ được AYP chia thành 3 giai đoạn chính để giúp bạn dễ hình dung và làm theo, đừng nản chí, hãy xem việc đọc hết 10 bước này là sự khởi đầu tốt đẹp cho hành trình loại bỏ thói quen trì hoãn bạn nhé!

Để chiến thắng thói quen trì hoãn, bạn cần có một lộ trình
Để chiến thắng thói quen trì hoãn, bạn cần có một lộ trình

GIAI ĐOẠN 1: TỰ NHẬN THỨC

  1. Nhận diện và thừa nhận vấn đề: Hãy thành thật đối diện với thực tế rằng bạn đang gặp vấn đề với việc trì hoãn và nó đang ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn.
  2. Xác định nguyên nhân gốc rễ: Dành thời gian để phân tích và tìm hiểu lý do sâu xa khiến bạn trì hoãn, từ đó có thể tìm ra giải pháp phù hợp.
  3. Thực hành lòng trắc ẩn với bản thân: Học cách đối xử với chính mình một cách tử tế và thấu hiểu, nhận ra rằng thay đổi là một quá trình và sẽ có những lúc khó khăn.

GIAI ĐOẠN 2: BẮT ĐẦU ĐIỀU CHỈNH LỐI SỐNG

  1. Đặt ra mục tiêu rõ ràng và khả thi: Xác định những mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được và phù hợp với khả năng của bạn để tạo động lực thực hiện.
  2. Tạo kế hoạch chi tiết với timeline cụ thể: Lập một kế hoạch hành động chi tiết với thời gian biểu rõ ràng cho từng bước, giúp bạn biết chính xác mình cần làm gì và khi nào.
  3. Chia nhỏ công việc: Phân chia những công việc lớn thành các nhiệm vụ nhỏ hơn, dễ quản lý để giảm cảm giác quá tải và tăng khả năng hoàn thành.
  4. Sử dụng kỹ thuật quản lý thời gian: Áp dụng các phương pháp quản lý thời gian hiệu quả như Pomodoro hoặc quy tắc 2 phút để tăng năng suất và giảm trì hoãn.

GIAI ĐOẠN 3: THAY ĐỔI TOÀN DIỆN

  1. Tạo môi trường làm việc tích cực: Thiết lập một không gian làm việc gọn gàng, thoải mái và ít bị phân tâm để tăng khả năng tập trung và hiệu quả công việc.
  2. Tìm ý nghĩa trong công việc: Nhận thức rõ về lợi ích và tầm quan trọng của việc hoàn thành công việc đối với bản thân và người khác để tăng động lực thực hiện.
  3. Thưởng cho bản thân và theo dõi tiến độ: Đặt ra những phần thưởng nhỏ cho mỗi mục tiêu hoàn thành và theo dõi sự tiến bộ của mình qua thời gian để duy trì động lực lâu dài.
10 bước trên đây chỉ là tóm tắt sơ lược những gì bạn cần thực hiện, bạn tham khảo bài viết Chi tiết lộ trình 10 bước vượt qua thói quen trì hoãn để tìm hiểu chi tiết hơn trong mỗi bước bạn cần làm gì nhé!

Ngoài ra, trong bài viết này còn chia sẻ thêm 10 gợi ý hữu ích có thể hỗ trợ bạn trong quá trình vượt qua sự trì hoãn, đừng bỏ lỡ nhé!

 

Key Takeaways

  1. Trì hoãn là hành động hoãn lại hoặc dời lại một cách cố ý hoặc theo thói quen việc gì đó mà bạn đang muốn làm hoặc rất cần phải làm.
  2. Trì hoãn là tạo nên một vòng lặp khép kín khiến cuộc sống bạn ngày càng đi xuống, cần có ý chí, sự nghiêm túc và sự quyết tâm để phá vỡ vòng lặp này.
  3. Video của anh Nguyễn Hữu Trí chia sẻ rất thẳng thắn về nguyên nhân hình thành nên thói quen trì hoãn cũng như cách sử dụng trì hoãn như một công cụ để phát triển, bạn không nên bỏ qua video này.
  4. Trì hoãn giống như một cơn bão, khi nó qua đi chỉ còn để lại đằng sau là sự ngổn ngang về cả cảm xúc và tinh thần, hãy nghiêm túc nhìn nhận những hậu quả của nó để dễ dàng vượt qua hơn.
  5. Để chiến thắng thói quen trì hoãn, bạn cần có một lộ trình, AYP đã có chia sẻ chi tiết và thêm một số gợi ý hữu ích tại đây, bạn hãy tham khảo nhé!

Hy vọng qua bài viết này, AYP đã giúp bạn có một cái nhìn sâu sắc và toàn diện về thói quen trì hoãn, nếu bạn đang tìm kiếm một môi trường để phát triển bản thân toàn diện thì đừng bỏ qua khóa học Awaken Your Power của học viện AYP nha. 

Hơn 15 năm qua, chúng tôi đã thành công phát triển khóa học này dựa trên 7 thói quen hiệu quả và giúp đỡ cho hơn 20.000 học viên vượt qua những rào cản để tìm lại ý nghĩa cuộc sống và thành công theo định nghĩa của riêng mình. Hãy tìm hiểu và liên hệ để AYP tư vấn hoàn toàn miễn phí cho bạn nhé!

Thân mến,

Học viện AYP.