Có rất nhiều phương pháp để rèn luyện và nuôi dưỡng sự tỉnh thức, khả năng ý thức và quan sát dòng suy nghĩ, cảm xúc của mình để vượt qua tình trạng overthinking.

Trong bài viết này, Học viện AYP sẽ đưa ra 2 phương pháp thực tế và đơn giản giúp bạn từng bước cải thiện tình trạng Overthingking của bản thân nhé!

2 cách giúp bạn bớt overthinking - suy nghĩ nhiều
Biết 2 cách này bạn sẽ từng bước vượt qua overthinking

Overthinking là gì?

Overthinking là việc bạn dành quá nhiều thời gian và năng lượng để suy nghĩ về các vấn đề, thường là những vấn đề nhỏ nhặt hoặc không cần thiết.

Những suy nghĩ này ít khi chuyển thành hành động hoặc một kết quả tích cực nào đó. Tâm trí cứ luẩn quẩn xung quanh các vấn đề đó như một vòng lập, đến mức dẫn đến lo âu, căng thẳng và gây cản trở nhiều trong đời sống hàng ngày.

Tình trạng Overthinking xảy ra ở tất cả khía cạnh cuộc sống, bao gồm công việc, học tập, các mối quan hệ từ bạn bè đến người thân và cả sự tương tác xã hội.

Overthinking là việc bạn dành quá nhiều thời gian và năng lượng để suy nghĩ về các vấn đề, thường là những vấn đề nhỏ nhặt hoặc không cần thiết.
Bạn dành quá nhiều thời gian cho việc suy nghĩ những vấn đề không cần thiết

Biểu hiện bạn đang bị Overthinking

Cùng xem qua những biểu hiện dưới đây để biết bạn có đang mắc phải Overthinking không nhé:

  1. Thường xuyên tưởng tượng các tình huống xấu nhất.
  2. Cảm thấy thất vọng hoặc chán nản vì những suy nghĩ của chính mình.
  3. Dành nhiều thời gian suy nghĩ tiêu cực về quá khứ hoặc tương lai.
  4. Nghĩ đi nghĩ lại về những suy nghĩ, lo lắng hoặc sợ hãi giống nhau.
  5. Liên tục suy nghĩ về điều gì đó quá nhiều khiến bạn khó tập trung vào việc khác.
  6. Khó ngủ vì lo lắng cho những điều sắp xảy ra.
  7. Không thể chuyển sang vấn đề quan trọng tiếp theo vì bạn cứ nghiền ngẫm về cùng một vấn đề.

Nếu bạn có 4/7 biểu hiện thì rất có thể bạn đã rơi vào tình trạng Overthinking rồi đấy!

biểu hiện overthinking1. Thường xuyên tưởng tượng các tình huống xấu nhất. 2. Cảm thấy thất vọng hoặc chán nản vì những suy nghĩ của chính mình. 3. Dành nhiều thời gian suy nghĩ tiêu cực về quá khứ hoặc tương lai. 4. Nghĩ đi nghĩ lại về những suy nghĩ, lo lắng hoặc sợ hãi giống nhau. 5. Liên tục suy nghĩ về điều gì đó quá nhiều khiến bạn khó tập trung vào việc khác. 6. Khó ngủ vì lo lắng cho những điều sắp xảy ra. 7. Không thể chuyển sang vấn đề quan trọng tiếp theo vì bạn cứ nghiền ngẫm về cùng một vấn đề.
Bạn dính bao nhiêu trong 7 biểu hiện trên?

Tác hại của Overthinking

Overthinking sẽ khiến bạn khó đưa ra quyết định trong những tình huống quan trọng. Nếu tình trạng này kéo dài bạn sẽ dễ bị suy kiệt năng lượng, thậm chí gây tổn hại cho sức khỏe thể chất của bạn.

Theo Tiến sĩ Tâm lý học Fowler, ông đã cảnh báo về tác hại của Overthinking như sau: “Việc suy ngẫm quá mức trong thời gian dài sẽ khiến các cá nhân cảm thấy lo lắng, trầm cảm, suy giảm khả năng chịu đựng và chống lại các tác nhân gây căng thẳng, dần dần cảm thấy cô đơn, mất hứng thú và trầm cảm”.

Không chỉ ảnh hưởng sức khỏe tinh thần, Overthinking còn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất như: Mệt mỏi, khó ngủ, đau dạ dày, nhức đầu, giảm khả năng tập trung, thay đổi khẩu vị… Chưa kể còn làm tăng nguy cơ đau tim và tăng nguy cơ tự tử vì trầm cảm.

Chính vì vậy, bạn cần biết cách để vượt qua nó, không để nó nhấn chìm cuộc sống của bạn.

Không chỉ ảnh hưởng sức khỏe tinh thần, Overthinking còn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất như: Mệt mỏi, khó ngủ, đau dạ dày, nhức đầu, giảm khả năng tập trung, thay đổi khẩu vị… Chưa kể còn làm tăng nguy cơ đau tim và tăng nguy cơ tự tử vì trầm cảm.
Không chỉ ảnh hưởng sức khỏe tinh thần, Overthinking còn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất

Cách giúp bạn bớt Overthinking – suy nghĩ nhiều!

2 cách bên dưới đây sẽ giúp bạn từng bước thoát khỏi Overthinking, tìm lại niềm vui, tận hưởng cuộc sống tích cực như bạn mong muốn.

Vượt qua Overthinking bằng cách “viết ra suy nghĩ của mình”

Cách trực quan nhất để quan sát suy nghĩ của mình là viết nó ra giấy (hoặc bất kì chỗ nào bạn thấy thoải mái). Khi đó, bạn sẽ nhìn thấy những dòng suy nghĩ đó vô cùng rõ ràng.

Nó cũng tương tự như phương pháp viết nhật ký. Tuy nhiên, có nhiều bạn đã tập viết nhật ký nhưng không thấy hiệu quả. Các bạn biết tại sao không? Đó là vì các bạn không có phương pháp.

Mọi người thường xem việc viết nhật ký như một cách để giải toả cảm xúc và không bao giờ đọc lại chúng. Và điều này chính là thứ không mang lại hiệu quả.

Lời khuyên Học viện AYP dành cho bạn đó là mỗi khi viết được một ít thì chúng ta hãy dừng lại, hít thở và đọc lướt lại những gì mình vừa viết.

Lúc này, chúng ta sẽ quan sát được những dòng suy nghĩ và cảm xúc của mình. Sau đó, chúng ta mới viết tiếp.

Tốt nhất bạn nên dùng một cuốn sổ hoặc một trang giấy với kích thước vừa đủ để khi chúng ta viết hết một trang thì các bạn bắt buộc phải dừng lại để lật sang trang tiếp theo.

Đây chính là lúc mà chúng ta có thể hít thở và đọc lại những cái điều mình vừa viết.

Các bạn có thể thực hành kỹ thuật này 1-2 lần/ngày.

Thậm chí, sau khi các bạn viết ra và nhận diện được những suy nghĩ và mong muốn của mình, các bạn có thể dùng thêm một kỹ thuật nữa để sàng lọc những suy nghĩ đó thông qua 2 câu hỏi đơn giản sau:

1/ Việc này có thực sự liên quan đến mình không?

Nếu không, sao phải lo nghĩ?

Nếu có, sang câu thứ hai!

2/ Mình có quyền hạn và năng lực đủ để ảnh hưởng và thay đổi việc này không?

Nếu không thể, sao phải lo nghĩ.

Nếu chưa thể, mình sẽ rèn luyện và chuẩn bị như thế nào?

Nếu có thể, mình sẽ làm gì?

Sau khi sử dụng 2 câu hỏi sàng lọc này, bất cứ suy nghĩ nào của các bạn hoặc sẽ được buông bỏ hoặc sẽ được chốt lại bằng một hành động cụ thể.

Và khi các bạn bắt tay vào hành động thì tình trạng bế tắc và overthinking sẽ tạm thời chấm dứt!

Cách trực quan nhất để quan sát suy nghĩ của mình là viết nó ra giấy (hoặc bất kì chỗ nào bạn thấy thoải mái). Khi đó, bạn sẽ nhìn thấy những dòng suy nghĩ đó vô cùng rõ ràng.
Viết ra suy nghĩ và đọc lại những điều bạn đã viết

Vượt qua Overthinking bằng cách Pause to breathe

Tiếp theo, Học viện AYP muốn chia sẻ với các bạn một công cụ rất đơn giản đó là Pause to breathe – chậm lại một nhịp để hít thở.

Đây là một thực hành rất ý nghĩa và hiệu quả tại trung tâm huấn luyện chuyên viên chữa lành Miền Tỉnh Thức của thầy Minh Niệm ở Đức Trọng, Lâm Đồng.

Ở trong trung tâm có một cái đồng hồ, cứ khoảng 15-20 phút thì nó sẽ phát ra một tiếng chuông.

Mỗi khi tiếng chuông vang lên thì tất cả mọi người ở đó đều sẽ tạm dừng những việc mà mình đang làm trong khoảng 3-5 giây và hít thở 1-2 hơi thở từ tốn, kết nối lại với bản thân mình.

Và sau đó, mọi người lại quay trở về với nhịp sống bình thường.

Ví dụ, trong giờ ăn, mọi người đang ăn uống và trò chuyện rôm rả thì “boong…” – tiếng chuông vang lên và tất cả mọi thứ đều dừng lại, im ắng trong 3-5 giây và rồi lại ồn ào trở lại.

Nghi thức này giúp chúng ta có một thói quen là thoát khỏi dòng suy nghĩ hiện tại và ý thức được rằng mình đang ở đâu, đang ở với ai, đang làm gì, đang suy nghĩ cái gì…

Sau một thời gian thực hành, chúng ta sẽ trở nên tỉnh táo hơn rất nhiều. Chúng ta sẽ không dễ bị cuốn đi bởi những dòng suy nghĩ bởi vì ta luôn có những trạm dừng mỗi 15-20 phút.

Một điều tuyệt vời đó là ngày hôm nay, chúng ta có thể thỉnh được tiếng chuông tỉnh thức này của Làng Mai về smartphone của mình và tận dụng nó trong cuộc sống thường ngày.

Các bạn có thể download app Plum Village về máy của mình để thực hành phương pháp này.

Học viện AYP tin rằng phương pháp này sẽ giúp các bạn giữ được sự tỉnh thức của mình trong suốt một ngày.

Pause to breathe – chậm lại một nhịp để hít thở. Nghi thức này giúp chúng ta có một thói quen là thoát khỏi dòng suy nghĩ hiện tại và ý thức được rằng mình đang ở đâu, đang ở với ai, đang làm gì, đang suy nghĩ cái gì…
Thoát khỏi dòng suy nghĩ hiện tại bằng cách “chậm lại hít thở”

Lưu ý quan trọng dành cho những người Overthinking

Hai kỹ thuật vượt qua Overthinking phía trên là 2 trong rất nhiều phương thức để rèn luyện năng lực dẫn dắt suy nghĩ và tư duy, nuôi dưỡng năng lực tỉnh thức và chánh niệm của mình.

Nếu các bạn có hứng thú thì hãy chủ động tìm hiểu và rèn luyện thêm những phương pháp khác.

Còn lại, các bạn có thể xem thêm video dưới đây để nghe anh Nguyễn Hữu Trí chia sẻ cụ thể hơn về 2 kỹ thuật này và thực hành ngay nhé!

Lưu ý: những kỹ thuật này chỉ áp dụng cho những trường hợp bị Overthinking ở mức độ bình thường. Ví dụ như các bạn dễ mất tập trung hoặc suy nghĩ thiếu chặt chẽ,…

Còn lại, nếu bạn nào gặp phải những triệu chứng nặng hơn, khi những suy nghĩ này thường đi kèm với những cảm xúc rất mãnh liệt như sợ hãi, giận dữ,… và bạn đã thử tất cả những phương pháp trên nhưng đều không hiệu quả.

Trong trường hợp này, bạn nên tìm kiếm các chuyên gia tư vấn, tham vấn hoặc chữa lành chuyên nghiệp để có được sự hỗ trợ phù hợp.

Nếu các bạn chưa tìm được người nào phù hợp để hỗ trợ mình thì các bạn có thể tìm đến Buổi tư vấn cá nhân của học viện AYP. Trong buổi tư vấn cá nhân đó, các bạn tư vấn viên sẽ lắng nghe và cùng bạn đối diện, nhìn nhận để giải quyết những vấn đề khó khăn nhất trong cuộc sống.

Từ đó, họ sẽ đưa ra những phương pháp phù hợp giúp bạn gỡ rối những vấn đề còn tồn đọng trong tâm trí, vượt qua tình trạng Overthinking và tìm lại được sự bình an vốn có.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của Học viện Kỹ năng AYP!