Chứng khoán là 1 khái niệm rất rộng, không phải chỉ là cổ phiếu, trái phiếu mà còn là chứng khoán phái sinh.

Nhưng chứng khoán phái sinh cũng không phải chỉ là những mã VN30F1M, VN30F1Q,… mà chúng ta thường thấy trên bảng điện, đây cũng là 1 khái niệm bao gồm nhiều loại khác nhau trong đó.

Kiến thức về chứng khoán phái sinh được biết đến là “rắc rối, khó hiểu” đối với các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán hiện nay.

Ít ai biết rằng, chứng khoán phái sinh được bắt đầu bởi chính những người nông dân – những người được biết đến với công việc chủ yếu là lao động chân tay.

Hãy cùng tìm hiểu về khởi nguồn của chứng khoán phái sinh để từ đó chúng ta có một cái nhìn tổng quát về định chế tài chính này nhé!

Chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh (derivative securities) là một hợp đồng tài chính mà giá trị của nó lấy từ giá của hàng hoá cơ sở hoặc công cụ tài chính cơ sở.

Giá của chứng khoán phái sinh phụ thuộc vào sự biến động giá của hàng hoá cơ sở hoặc công cụ tài chính cơ sở. Bên cạnh đó, giá trị của chứng khoán phái sinh còn phụ thuộc vào thời tiết.

Chứng khoán phái sinh dựa trên giá hàng hóa hoặc công cụ tài chính cơ sở - Chứng khoán phái sinh là gì?
Chứng khoán phái sinh dựa trên giá hàng hóa hoặc công cụ tài chính cơ sở – Chứng khoán phái sinh là gì?
  • Hàng hóa gồm có: đường, rau, muối, bơ, trứng, ngô, trái cây, len, sợi dây, gia súc, vàng, đồng, thép, khí đốt, dầu thô, than, điện, năng lượng…
  • Công cụ tài chính cơ sở gồm có: cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, bất động sản, lãi suất ngoại tệ, đô la Úc, đô la Mỹ,…

Ví dụ đơn giản về chứng khoán phái sinh

Thời kỳ đầu

Khi chưa có thị trường phái sinh được niêm yết, những người nông dân trồng cà phê đã làm như sau:

Người trồng cà phê A: xác định giá bán tối đa cho mùa vụ tới, tối thiểu phải 50.000đ/kg mới có thu nhập. Anh ta đến thị trường kỳ hạn ký một số hợp đồng kỳ hạn, “Bán 10 tấn cà phê vào tháng 12, với giá 50.000đ/kg”.

Đến cuối năm (sau mùa vụ thu hoạch), giá cà phê thị trường xuống còn 40.000đ/kg, anh ta vẫn bán được ở giá 50.000đ, nhờ vậy anh ta có thu nhập.

Tương tự như vậy, người mua cà phê B: xác định giá cà phê hạt khô tối đa 50.000đ/kg mới có lời. Để có nguồn nguyên liệu ổn định, người mua cà phê B đến thị trường kỳ hạn ký được một số hợp đồng “Mua 10 tấn cà phê hạt khô với giá 50.000đ/kg, kỳ hạn tháng 12”.

Đến kỳ giao hàng, hạt cà phê khan hiếm, giá cao, người mua cà phê B vẫn có nguồn cung ứng ở giá 50.000đ/kg, nhờ đó công việc kinh doanh ổn định.

Bằng các hợp đồng mua bán kỳ hạn như thế, người trồng cà phê A và người mua cà phê B đã bảo hiểm được giá cà phê theo ý muốn.

Nhưng, với cơ chế thị trường lúc đó, hợp đồng kỳ hạn chỉ bảo hộ, thỏa mãn được một phía của hợp đồng. Vì, khi giá thị trường tăng trên 50.000đ/kg, hợp đồng kỳ hạn chỉ có lợi cho người mua cà phê B, người trồng cà phê A bị “thua thiệt”.

Ngược lại, khi giá thị trường xuống dưới 50.000đ/kg, hợp đồng chỉ có lợi cho người trồng cà phê A, người mua cà phê B bị “thua thiệt”.

Khắc phục nhược điểm luôn có 1 bên “thua thiệt” khi giá biến động

Để khắc phục nhược điểm đó, năm 1864 (sau 16 năm thị trường mua bán kỳ hạn ra đời), người Mỹ đã có một cuộc “cách mạng”, thực hiện một sự đổi mới trong về cơ chế hoạt động của thị trường:

  • Trong thời gian hợp đồng chưa đến kỳ hạn thu hoạch, người có hợp đồng mua có thể bán lại hợp đồng nữa cho người thứ ba, và người thứ ba có thể bán cho người kế tiếp; người có hợp đồng bán có thể mua lại nó, để kết thúc vị thế.

Người trồng cà phê A, đang sở hữu hợp đồng bán cà phê với giá 50.000đ/kg, thì thị trường lên giá, mọi thông tin cho thấy giá cà phê có thể đạt 55.000đ/kg vào cuối năm.

Để kết thúc vị thế bán ở giá 50.000đ, tại thời điểm thị trường có giá 51.000đ, người trồng cà phê A mua về số hợp đồng bán đó, chịu lỗ 1.000đ/kg, sau đó tìm các giao dịch khác để có hợp đồng bán với giá cao hơn, hoặc cuối năm đưa ra bán trên thị trường giao ngay theo thời giá.

Ngược lại, giả sử sau đó thị trường xuống giá, dự đoán có thể xuống còn 45.000đ/kg vào cuối năm.

Để kết thúc vị thế mua ở giá 50.000đ, tại thời điểm thị trường có giá 48.000đ, người mua cà phê B bán hết số hợp đồng đó, chịu lỗ 2.000đ/kg. Sau đó tìm các giao dịch khác để có số hợp đồng mua ở giá 45.000đ, hoặc ra thị trường giao ngay mua theo thời giá.

Cuộc “cách mạng” đó đã làm thay đổi căn bản bản chất của thị trường kỳ hạn, hợp đồng kỳ hạn trở thành hợp đồng tương lai (future contracts), giao dịch mua đi bán lại trên thị trường thứ cấp như một thứ chứng khoán, thuật ngữ tài chính gọi đó là chứng khoán phái sinh.

Trader tham gia thị trường chứng khoán phái sinh mạnh mẽ - Chứng khoán phái sinh là gì?
Trader tham gia thị trường chứng khoán phái sinh mạnh mẽ – Chứng khoán phái sinh là gì?

Xuất hiện thành phần đầu cơ tham gia vào giao dịch phái sinh

Hợp đồng tương lai là chứng khoán phái sinh, được giao dịch mua đi bán lại trên thị trường, thu hút người đầu cơ vào cuộc.

Tại thời điểm người chế biến cà phê bán ra số hợp đồng “mua 10 tấn cà phê với giá 50.000đ/kg…” ở giá 48.000đ/kg, người đầu cơ C nhận định, cà phê rớt giá lúc đó chỉ là tạm thời, nó sẽ lên, có thể đạt 53.000đ vào cuối năm.

Người đầu cơ C có một quyết định mạo hiểm, mua vào số hợp đồng mua đó ở giá 48.000đ/kg. Sau đó, như dự đoán, cà phê lên giá, tại thời điểm thị trường có giá 53.000đ anh ta bán ra, kết thúc giao dịch, thu về 50 triệu đồng tiền lãi (53.000 – 48.000) x 10.000 kg.
Khi mua vào 10 hợp đồng này, giá trị của giao dịch là 480 triệu đồng (10.000kg x 48.000đ/kg), nhưng người đầu cơ C chỉ phải bỏ ra 48 triệu đồng, vì thị trường thực hiện giao dịch ký quỹ, giả sử mức ký quỹ 10%, người đầu cơ C đạt trên 100% lợi nhuận.

Nhưng, giá sử cà phê tiếp tục rớt giá, tại thời điểm cà phê có giá 45.000đ, người đầu cơ C phải bán ra, chịu lỗ 30 triệu (48.000 – 45.000) x 10.000 kg, lỗ trên 60%.

Thời kỳ đầu, thị trường phái sinh chỉ giao dịch các loại nông phẩm, về sau có thêm thực phẩm đông lạnh và nguyên liệu công nghiệp (kim loại, năng lượng…). Từ khi người đầu cơ vào cuộc, thì các cổ phiếu đầu tư tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số cổ phiếu, ngoại tệ, vàng bạc…) lần lượt tham gia.

Bốn loại cơ bản của chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh dựa trên giá hàng hóa hoặc công cụ tài chính cơ sở - Chứng khoán phái sinh là gì?
Chứng khoán phái sinh dựa trên giá hàng hóa hoặc công cụ tài chính cơ sở – Chứng khoán phái sinh là gì?

Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng ràng buộc pháp lý giữa 2 bên để mua và/hoặc bán hàng hoá cơ sở hoặc công cụ tài chính cơ sở với giá được xác định trước vào một thời điểm xác định trong tương lai.

Hợp đồng kỳ hạn được giao dịch trực tiếp giữa bên mua và bên bán. Người giao dịch hợp đồng kỳ hạn không bị yêu cầu ký quỹ.

Hợp đồng tương lai

Giống như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai là hợp đồng ràng buộc pháp lý giữa 2 bên để mua và/hoặc bán hàng hóa cơ sở hoặc công cụ tài chính cơ sở với giá được xác định trước vào một thời điểm xác định trong tương lai.

Việc thanh toán được thực hiện tại một thời điểm xác định trong tương lai.

Khác với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai được giao dịch tập trung trên sàn giao dịch và người giao dịch hợp đồng tương lai bị yêu cầu ký quỹ.

Hai loại hợp đồng tương lai là hợp đồng hàng hóa tương lai và hợp đồng công cụ tài chính tương lai. Hợp đồng tương lai công cụ tài chính thường được gọi là hợp đồng chỉ số tài chính tương lai.

Ví dụ:

– Hợp đồng tương lai chỉ số VN30, hợp đồng tương lai chỉ số ASX SPI 200™,… là các hợp đồng công cụ tài chính tương lai.

– Hợp đồng lúa mì tương lai, hợp đồng điện tương lai, hợp đồng cao su tương lai, hợp đồng mì gói tương lai, hợp đồng áo sơ mi tương lai, v.v… là các hợp đồng hàng hóa tương lai.

Hợp đồng quyền chọn

Giống như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn có tính ràng buộc pháp lý giữa bên mua và bên bán.

Khác với hợp đồng tương lai, người mua hợp đồng quyền chọn có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua và/hoặc bán hàng hóa cơ sở hoặc công cụ tài chính cơ sở tại một mức giá được xác định trước tại một thời điểm nhất định trong tương lai.

Có 2 loại hợp đồng quyền chọn:

  • Hợp đồng quyền chọn mua: người mua hợp đồng quyền chọn mua có quyền mua hàng hoá cơ sở hoặc công cụ tài chính cơ sở. Người bán hợp đồng quyền chọn mua có nghĩa vụ giao hàng hoá cơ sở hoặc công cụ tài chính cơ sở khi người mua thực hiện quyền.
  • Hợp đồng quyền chọn bán: người mua hợp đồng quyền chọn bán có quyền bán hàng hoá cơ sở hoặc công cụ tài chính cơ sở. Người bán hợp đồng quyền chọn bán có nghĩa vụ nhận hàng hoá cơ sở hoặc công cụ tài chính cơ sở khi người mua thực hiện quyền.

Có 2 kiểu hợp đồng quyền chọn:

  • Hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ: người mua có thể thực hiện quyền trước hoặc vào một ngày xác định trong tương lai.
  • Hợp đồng quyền chọn kiểu châu Âu: người mua chỉ có thể thực hiện quyền vào một ngày cụ thể trong tương lai.

Hợp đồng hoán đổi

Hợp đồng hoán đổi là hợp đồng ràng buộc pháp lý giữa bên mua và bên bán để trao đổi tài sản, dòng tiền, đầu tư, nợ,… Hai loại hợp đồng hoán đổi là: hợp đồng hoán đổi ngoại tệ và hợp đồng hoán đổi lãi suất.

Thị trường tài chính Việt Nam chỉ mới bắt đầu ở giai đoạn sơ khai khi thị trường cổ phiếu bắt đầu hoạt động từ 2000 những chứng khoán phái sinh chỉ mới bắt đầu gần đây.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến hợp đồng các công cụ tài chính tương lai.

Đặc điểm của hợp đồng công cụ tài chính tương lai

Cung cấp cách bảo vệ lợi nhuận và dự phòng rủi ro từ việc thay đổi giá cả trong các công cụ tài chính. Hợp đồng công cụ tài chính tương lai được sử dụng để:

Đầu cơ (Speculation):
Nhà đầu tư chấp nhận rủi ro với hy vọng kiếm được lợi nhuận dựa trên sự biến động của giá trị tài sản cơ sở (như chỉ số cổ phiếu, hàng hóa, hoặc tiền tệ) trong tương lai.

Người đầu cơ dự đoán xu hướng giá cả của công cụ tài chính và mua/bán hợp đồng tương lai để hưởng lợi từ sự chênh lệch giá tại hai thời điểm khác nhau. Đây là công cụ quan trọng giúp các nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận nếu dự đoán đúng về biến động giá.

Có tác dụng phòng ngừa rủi ro (Hedging):
Các tổ chức hoặc nhà đầu tư sử dụng hợp đồng tương lai để bảo vệ mình trước sự thay đổi không mong muốn của giá cả trong tương lai.

Mục đích là giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra do biến động giá của tài sản cơ sở (chẳng hạn như hàng hóa hoặc công cụ tài chính).

Điều này giúp doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư ổn định dòng thu nhập và chi phí của mình bằng cách “khóa” giá tại một mức cụ thể.

Chứng khoán phái sinh có vai trò quan trọng đối với thị trường tài chính - Chứng khoán phái sinh là gì?
Chứng khoán phái sinh có vai trò quan trọng đối với thị trường tài chính – Chứng khoán phái sinh là gì?

Tận dụng được đòn bẩy tài chính (Leverage):
Hợp đồng tương lai thường chỉ yêu cầu một khoản ký quỹ nhỏ so với giá trị thực của tài sản cơ sở, giúp nhà đầu tư kiểm soát một lượng tài sản lớn mà không cần bỏ ra toàn bộ giá trị của hợp đồng.

Điều này giúp tăng khả năng sinh lời trên vốn đầu tư (ROE), nhưng cũng đi kèm với rủi ro cao hơn.

Tính thanh khoản cao:
Thị trường hợp đồng tương lai thường có tính thanh khoản tốt, giúp nhà đầu tư dễ dàng mua và bán các hợp đồng mà không gặp khó khăn về giá cả. Tính thanh khoản cao giúp giảm chi phí giao dịch và làm cho thị trường dễ tham gia hơn.

Minh bạch và chuẩn hóa:
Các hợp đồng tương lai được niêm yết và giao dịch công khai trên các sàn giao dịch lớn, với các điều khoản hợp đồng chuẩn hóa (về kích thước hợp đồng, ngày đáo hạn, và tài sản cơ sở).

Việc phát triển thị trường phái sinh chính là 1 trong số những tiêu chuẩn được các tổ chức tín dụng đánh giá khi xếp hạng thị trường tài chính

Điều này giúp giảm thiểu rủi ro gian lận và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư theo dõi thông tin thị trường minh bạch.

Cân bằng thị trường:
Hợp đồng tương lai giúp tạo ra sự cân bằng giữa các nhà đầu tư đầu cơ và những người phòng ngừa rủi ro. Sự tham gia của cả hai bên này làm cho thị trường hoạt động ổn định và hiệu quả hơn, giúp duy trì mức giá hợp lý.

Hợp đồng công cụ tài chính tương lai nào đang được lưu hành tại Việt Nam

Hiện nay, thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam đang phát triển mạnh với một số hợp đồng tương lai phổ biến được lưu hành. Dưới đây là các loại hợp đồng công cụ tài chính tương lai đang giao dịch:

1. Hợp đồng tương lai chỉ số VN30

Đây là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên tại Việt Nam, dựa trên chỉ số VN30 – bao gồm 30 công ty có vốn hóa lớn và thanh khoản cao nhất trên sàn HOSE. Hợp đồng tương lai VN30 giúp nhà đầu tư dự đoán và đầu tư vào biến động của thị trường thông qua chỉ số này.

2. Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm

Đây là loại hợp đồng dựa trên trái phiếu chính phủ Việt Nam có kỳ hạn 5 năm. Sản phẩm này được phát triển nhằm giúp nhà đầu tư bảo vệ trước rủi ro lãi suất và biến động của thị trường tài chính.

Các sản phẩm chứng khoán phái sinh – hợp đồng công cụ tài chính tương lai – cung cấp cho nhà đầu tư các công cụ quản lý rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam.

Nhà đầu tư cá nhân có nên tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh không?

Nếu bạn là một nhà đầu tư cá nhân nghiệp dư, có công việc chính không liên quan đến chứng khoán hay mới tham gia đầu tư, chúng tôi cho rằng bạn không nên tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh.

Nếu bạn là một nhà đầu tư cá nhân nghiệp dư, đã tham gia đầu tư trên thị trường tài chính trên 5 năm hoặc là một trader có thâm niên. Có đam mê với sự biến động của thị trường để tìm kiếm cơ hội gia tăng lợi nhuận.

Bạn có thể cân nhắc tham gia vào kênh chứng khoán phái sinh như một biện pháp phòng ngừa rủi ro (hedging) với các khoản đầu tư của mình hoặc tìm kiếm lợi nhuận dựa trên chênh lệch giá.

Vậy giải pháp nào cho nhà đầu tư cá nhân, có công việc chính không liên quan đến chứng khoán, mới đầu tư nhưng vẫn muốn tìm kiếm cơ hội sinh lời từ số tiền nhàn rỗi với mức lợi nhuân hơn lãi suất gửi tiết kiệm?

  • Chứng chỉ quỹ: Đây là 1 kênh đầu tư rất phù hợp với những bạn ngại số, không thích đọc báo cáo tài chính, muốn ủy thác số tiền nhàn rỗi của mình cho chuyên gia trong lĩnh vực trực tiếp đầu tư. Hoặc đơn giản chỉ là bạn muốn bắt đầu đầu tư với số tiền nhỏ hay muốn tập trung hoàn toàn cho công việc chính, cuộc sống, gia đình,
  • Cổ phiếu: Đầu tư cổ phiếu là 1 kênh sẽ giúp bạn gia tăng lợi nhuận tốt hơn so với chứng chỉ quỹ, nhưng đổi lại bạn phải dành thêm thời gian cho việc tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích báo cáo tài chính của công ty để lựa chọn được Công ty tốt, giá rẻ (Good company, cheap price).

Hiểu được nhu cầu đó, hiện tại chúng tôi đang triển khai 2 khóa học về 2 kênh đầu tư trên, giúp bạn có sự lựa chọn phù hợp. Bạn có thể tham khảo thêm về 2 khóa học này tại đường link bên dưới, chúng tôi sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc khi bạn tìm hiểu về khóa học.