Định giá cổ phiếu là bước không thể thiếu trong chiến lược đầu tư thông minh, giúp nhà đầu tư nhận diện giá trị thực của doanh nghiệp.

Trong số các phương pháp, định giá cổ phiếu theo P/B (Price-to-Book Ratio) được ưa chuộng nhờ tính đơn giản và hiệu quả. Chỉ số P/B giúp so sánh giá thị trường của cổ phiếu với giá trị sổ sách, từ đó xác định cổ phiếu đang bị định giá cao hay thấp. Cùng tìm hiểu chi tiết về phương pháp này và cách áp dụng hiệu quả trong đầu tư.

Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B là gì?

Định giá cổ phiếu là bước quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá giá trị thực của một doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư. Trong các phương pháp định giá, phương pháp P/B (Price-to-Book Ratio) được nhiều nhà đầu tư tin dùng nhờ sự đơn giản và hiệu quả.

P/B là chỉ số phản ánh mối quan hệ giữa giá trị thị trường của cổ phiếu và giá trị sổ sách của doanh nghiệp.

Chỉ số này giúp nhà đầu tư so sánh giá trị thực của doanh nghiệp với mức giá mà thị trường định giá. Một cổ phiếu có P/B thấp thường được coi là “giá rẻ” so với giá trị sổ sách, trong khi P/B cao có thể ám chỉ cổ phiếu đang bị định giá quá mức.

Tuy nhiên, P/B không phải lúc nào cũng phản ánh đầy đủ tiềm năng doanh nghiệp, đặc biệt với các ngành có tài sản vô hình lớn. Vì vậy, khi sử dụng phương pháp định giá cổ phiếu này, nhà đầu tư cần kết hợp với các chỉ số khác như P/E hoặc phân tích tài chính sâu hơn.

Phương pháp P/B tuy cũ nhưng vẫn phù hợp với nhiều chiến lược đầu tư, đặc biệt khi tìm kiếm các cổ phiếu giá trị trên thị trường.

Xem thêm: Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền

Công thức tính định giá cổ phiếu theo P/B

Chỉ số P/B được tính như sau:

  • Giá thị trường của cổ phiếu (Price): Là mức giá đóng cửa của cổ phiếu tại thời điểm được phân tích.
  • Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (Book value per Share): Là giá trị được ghi nhận trong báo cáo tài chính tại thời điểm phân tích.

Công thức:
Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu = (Tổng tài sản – Tài sản vô hình – Nợ phải trả) / Số cổ phiếu đang lưu hành.

Công thức 1 - Định giá cổ phiếu bằng phương pháp PB
Định giá cổ phiếu bằng phương pháp PB

Ngoài ra, trên quy mô toàn doanh nghiệp, chỉ số P/B còn được tính bằng:

Công thức 2 - Định giá cổ phiếu bằng phương pháp PB
Định giá cổ phiếu bằng phương pháp PB

Ý nghĩa của chỉ số P/B cao hay thấp

Rõ ràng, P/B là một công cụ hữu ích giúp nhà đầu tư định giá cổ phiếu một cách hiệu quả. Chỉ số này cho phép đánh giá tiềm năng phát triển của doanh nghiệp và tìm ra các cơ hội đầu tư hấp dẫn.

  • P/B cao: Điều này thể hiện sự kỳ vọng lớn từ thị trường và tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của doanh nghiệp. Nhà đầu tư có thể cân nhắc mua cổ phiếu để hưởng lợi nhuận trong tương lai. Tuy nhiên, cần xem xét thêm về cấu trúc nợ của doanh nghiệp để tránh rủi ro.
  • P/B thấp: Thường báo hiệu doanh nghiệp có thể đang hoạt động kém hiệu quả. Nhà đầu tư nên phân tích kỹ lưỡng nguyên nhân trước khi quyết định tích lũy cổ phiếu giá rẻ để tận dụng cơ hội tăng trưởng.

2 cách tính chỉ số P/B để định giá cổ phiếu

Cách tính P/B thông qua báo cáo tài chính

Với phương pháp này, nhà đầu tư sẽ dựa vào các dữ liệu từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp và áp dụng công thức đã đề cập để thực hiện tính toán.

Ví dụ: Tính chỉ số P/B cho năm 2018 của Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (Mã chứng khoán: NT2), đơn vị tính bằng tỷ đồng.

Bước 1: Xác định giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu NT2 (Book value per Share) từ các thông tin trong bảng cân đối kế toán.

 

 

Định giá cổ phiếu bằng phương pháp PB tính theo BCTC
Định giá cổ phiếu bằng phương pháp PB tính theo BCTC
  • Tổng tài sản của NT2: 8.852 tỷ đồng.
  • Giá trị tài sản vô hình của NT2: 25 tỷ đồng.

Xác định Price-to-Book của cổ phiếu NT2

  • Nợ phải trả của NT2: 5.169 tỷ đồng.
  • Số lượng cổ phiếu lưu hành của NT2 là: 287.876.029 cổ phiếu.

Khi đó, Giá trị ghi sổ của cổ phiếu NT2 là: (8.852 – 25 – 5.169) / 287.876.029 = 12.710 (đồng/cổ phiếu).

Xem chỉ số P/B được tính sẵn trên các trang web, công cụ theo dõi chứng khoán

Nhìn chung, công thức và các bước tính chỉ số P/B ở cách này vẫn giống như cách đầu tiên. Tuy nhiên, bạn sẽ lấy các dữ liệu trên những website tài chính như cafef, fireant, vietstock,… Ví dụ, P/B của HPG được tính toán như hình minh họa.

Tra cứu chỉ số PB trên các trang web
Tra cứu chỉ số PB trên các trang web

Ưu điểm khi định giá cổ phiếu theo P/B

  • Dễ áp dụng và thực hiện:
    Phương pháp P/B sử dụng dữ liệu cơ bản từ báo cáo tài chính, giúp nhà đầu tư nhanh chóng tính toán và phân tích mà không cần công cụ phức tạp.
  • Thích hợp cho ngành có tài sản hữu hình cao:
    Phương pháp này đặc biệt hữu ích đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, bất động sản hoặc công nghiệp, nơi tài sản hữu hình chiếm tỷ trọng lớn.
  • Phát hiện cổ phiếu bị định giá thấp:
    Chỉ số P/B thấp có thể chỉ ra rằng cổ phiếu đang bị thị trường đánh giá thấp hơn giá trị thực, tạo cơ hội cho nhà đầu tư tìm kiếm các khoản đầu tư tiềm năng với giá hợp lý.
  • Đo lường giá trị tài sản thực tế:
    P/B phản ánh mức độ chênh lệch giữa giá trị sổ sách và giá thị trường, giúp đánh giá khả năng bảo toàn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
  • Công cụ so sánh hiệu quả:
    P/B cho phép nhà đầu tư so sánh giá trị và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong cùng ngành, từ đó hỗ trợ đưa ra quyết định hợp lý.

Nhược điểm khi định giá cổ phiếu theo P/B

  • Không phù hợp với ngành có tài sản vô hình lớn:
    Phương pháp P/B không đánh giá chính xác giá trị của các doanh nghiệp tập trung vào tài sản vô hình, như công ty công nghệ, thương hiệu hoặc các ngành dịch vụ.
  • Không phản ánh đầy đủ tiềm năng lợi nhuận:
    P/B chỉ dựa trên giá trị tài sản mà không xem xét khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp, làm hạn chế tính toàn diện khi phân tích.
  • Có thể gây hiểu lầm về giá trị thực:
    Một chỉ số P/B thấp không phải lúc nào cũng là dấu hiệu cổ phiếu bị định giá thấp, mà có thể phản ánh hiệu suất hoạt động kém hoặc các vấn đề tài chính nghiêm trọng của doanh nghiệp.
  • Phụ thuộc vào báo cáo tài chính:
    Nếu các dữ liệu trong báo cáo tài chính không chính xác hoặc bị điều chỉnh, chỉ số P/B sẽ trở nên không đáng tin cậy và có thể dẫn đến quyết định đầu tư sai lầm.
  • Không tính đến yếu tố thị trường:
    P/B không phản ánh các yếu tố bên ngoài như xu hướng thị trường, cạnh tranh ngành hoặc các sự kiện kinh tế, làm giảm khả năng dự đoán biến động giá cổ phiếu.
  • Không thích hợp với các doanh nghiệp mới thành lập:
    Với các công ty mới, giá trị tài sản thường thấp và chưa ổn định, khiến chỉ số P/B không thể hiện chính xác tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
  • Bị ảnh hưởng bởi cấu trúc vốn:
    Các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao có thể có giá trị sổ sách thấp, dẫn đến chỉ số P/B sai lệch khi so sánh với thực tế.

Kết luận

Định giá cổ phiếu theo phương phápP/B là một công cụ giúp nhà đầu tư đánh giá tiềm năng phát triển và xác định mức giá hợp lý cho cổ phiếu. Qua đó, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn trong quá trình đầu tư.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy phương pháp chiết khấu dòng tiền cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Một cổ phiếu bị thị trường đánh giá thấp không nhất thiết sẽ nhanh chóng trở về giá trị nội tại của nó.

Chính vì thế, P/B thôi là chưa đủ mà việc định giá còn phải kết hợp P/B với các chỉ số khác như P/E, ROE hoặc phân tích chi tiết hơn về doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư chính xác hơn.

Nếu bạn đang tìm kiếm một cách tiếp cận hiệu quả để đầu tư chứng khoán, hãy tham gia Khóa học Đầu tư chứng khoán thông minh – The Intelligent Investor. Khóa học này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức và kỹ năng cần thiết để áp dụng phân tích cơ bản một cách hiệu quả, cũng như hiểu rõ hơn về các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu.

Trên đây là những chia sẻ của về phân tích cơ bản. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về cách thực hiện phân tích cơ bản. Chúc bạn thành công trên hành trình đầu tư của mình!

Các ạn có thể tìm hiểu thêm về triết lý đầu tư “Good Company, Cheap Price” mà học viện AYP đang áp dụng cho các khóa học đầu tư chứng khoán tại đây.