Quản lý tài chính – một kỹ năng nghe tưởng chừng ai cũng có thể làm được nhưng lại rất khó khi mới bắt đầu. Nếu ai làm chưa tốt thì chỉ khi xảy ra những biến cố, những thất bại chúng ta mới rút ra cho mình những bài học để từ đó điều chỉnh việc chi tiêu hiệu quả.
Đây sẽ không phải là 1 bài viết về các phương pháp quản lý tài chính hay các bí quyết mà đây sẽ là 1 bài để nói về tư duy quản lý tài chính. Bài viết này sẽ đem đến cho các bạn kiến thức về 2 tư duy cơ bản giúp chúng ta quản lý tài chính một cách cơ bản nhất.
Vậy thì câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là…
1. Quản lý tài chính là gì?
Quản lý tài chính là quá trình hoạch định, tổ chức, điều phối và kiểm soát tiền của cá nhân nhằm đạt được mục tiêu tài chính đã đề ra. Nó bao gồm các hoạt động như:
- Lập kế hoạch tài chính: Xác định mục tiêu tài chính, dự trù thu nhập và chi tiêu, xây dựng kế hoạch tiết kiệm, đầu tư và vay vốn.
- Theo dõi và điều chỉnh kế hoạch: Theo dõi tình hình tài chính thực tế, so sánh với kế hoạch đã đề ra và điều chỉnh khi cần thiết.
- Quản lý rủi ro: Xác định và đánh giá các rủi ro tài chính, xây dựng phương án phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro.
- Đầu tư: Sử dụng vốn nhàn rỗi để đầu tư sinh lời, gia tăng giá trị tài sản.
- Bảo hiểm: Bảo vệ tài sản, bản thân và gia đình khỏi các rủi ro bất ngờ.
Quản lý tài chính hiệu quả nó là một kỹ năng quan trọng mà bất cứ ai cũng nên trang bị. Bằng cách quản lý tài chính hiệu quả, bạn có thể cải thiện chất lượng cuộc sống, đạt được những mục tiêu trong cuộc đời.
2. Điều kiện tiên quyết để quản lý tài chính hiệu quả
Sĩ diện – một rào cản cản trở việc quản lý tài chính hiệu quả.
Hầu như khi mới ra trường và bắt đầu kiếm được việc làm, có thu nhập rồi thì chúng ta hay có lối suy nghĩ:
“Chậc, giờ mình là người trưởng thành rồi, mình kiếm được tiền rồi. Mình không thể sống như thời sinh viên được”.
Các bạn bắt đầu dọn ra ở những căn hộ cao cấp hơn, ăn uống sang trọng hơn, mặc đồ phải hàng hiệu, đi xe sang…
Hoặc là 2-3 năm sau các bạn đi họp lớp, chỉ cần vài người bạn khích khích lên xíu…
“Ừ, con B thằng A này hồi xưa học giỏi, bây giờ kiếm được bao nhiêu?
Thì các bạn lập tức “xù lông” lên và rút hầu bao xoèn xoẹt để thể hiện đẳng cấp.
Đây chỉ là 2 ví dụ điển hình về thói sĩ diện, còn nếu kể ra hết như các ngày lễ tết hay thể hiện với bà con xóm giềng thì chắc ngày mai cũng không hết.
Tuy nhiên, có một điều mà chúng ta cần phải biết
“Khi lắc lên, tiền xu thì kêu ra tiếng, chứ tờ polime thì nó im re hà”.
Người không có tiền thì người ta phải lên tiếng, thể hiện chứ người có tiền thì người ta không cần. Và chắc chắn một điều, các bạn sales mê mấy bạn sĩ diện đó lắm vì chỉ cần 2 câu thôi là bao tiền người ta cũng rút.
Vậy nên, điều đầu tiên để quản lý tài chính đó chính là… bớt sĩ diện. Mới ra trường, kiếm được bao nhiêu mà chất chơi quá hà. Các bạn vẫn có thể ở trọ sinh viên nếu các bạn cảm thấy vẫn ổn; vẫn có thể uống cà phê, trà sữa vỉa hè nếu các bạn thấy vui; không việc gì phải đua theo người ta hết.
Vì thế, điều tiên quyết là chỉ cần dẹp bớt cái sĩ diện qua một bên thôi thì số tiền các bạn có thể tiết kiệm và quản lý tài chính tốt hơn các bạn nghĩ.
3.Không phải đầu tư, quản lý tài chính tốt mới là cách làm giàu bền vững
Nghe hơi lạ đúng không các bạn, trong khi ai cũng nói rằng đầu tư bất động sản, chứng khoán để đẻ ra tiền nhưng thực ra, việc tiên quyết để “tiền đẻ ra tiền” một cách bền vững. Cùng xem qua một vài ví dụ
Khi vừa đọc xong phần 1, chắc nhiều bạn sẽ hô khẩu hiệu: “Quyết tâm, quyết tâm, tôi sẽ trở thành tỷ phú…”
và bắt đầu dè xẻn, sống siêu tằn tiện, tiết kiệm tận 60-70% thu nhập và sống khổ cực, vật vờ như một con ma đói.
Thế nhưng, chỉ cần 3-4 tháng sau thôi, các bạn sẽ bắt đầu hoài nghi nhân sinh, thấy mình sống sao mà khổ quá, stress quá. Vì xả stress, các bạn bắt đầu giải phóng bản thân và… BÙM. Đến cuối năm, khi các bạn nhìn lại, các bạn lại hoảng hốt khi thấy tài khoản mình vẫn là con số 0. Và các bạn bắt đầu một chuỗi vòng lặp tằn tiện khác rồi lại vỡ kế hoạch…
Nghe rất quen đúng không các bạn, hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng rất hưng phấn sau khi đọc một cuốn sách, xem một video clip về chuyện quản lý tài chính, làm giàu của các chuyên gia và rồi rơi vào tính trạng tương tự như trên.
Vậy nên để quản lý tài chính, thì hãy bắt đầu từ tốn thôi các bạn, đây là vài điều các bạn có thể thực hiện ngay.
– Tiết kiệm 10-15% thu nhập
– Tìm một người giữ tiền cho mình.
– Không có một chi phí nào là chi phí bắt buộc.
– Tiền không thấy thì không xài được.
– Người kiếm tiền không nên là người xài tiền.
– Đừng mua những thứ không cần thiết.
– Học cách đầu tư để tài sản tạo ra tiền cho mình.
Trên đây là một số những phương pháp mà chúng tôi liệt kê ra để giúp các bạn có thể áp dụng liền được. Phương pháp thì có rất nhiều phương pháp, nhưng điều quan trọng nhất mà các bạn luôn phải nhớ đó chính là 2 tư duy tài chính đã đề cập đến ở trên là không sĩ diện và quản lý tài chính tốt để làm giàu bền vững.
Chúng tôi một khóa học về “Quản lý tài chính cá nhân và đầu tư cơ bản – Intelligent Money“. Khóa học sẽ giúp bạn xây dựng kế hoạch tài chính để bảo vệ tiền và tạo nguồn thu nhập bị động bền vững.
Khoá học không dạy bạn làm giàu nhanh mà tập trung vào những tư duy và kỹ thuật nền tảng.