Trong các hình thức đầu tư ngày nay, chứng quyền đang ngày càng thu hút sự chú ý của nhà đầu tư nhờ vào khả năng mang lại lợi nhuận cao với chi phí thấp. Vậy “Chứng quyền là gì?” và tại sao nó lại hấp dẫn nhiều nhà đầu tư mới đến như vậy?

Trong bài viết này, hãy cùng học viện AYP tìm hiểu về chủ đề: “Chứng quyền là gì? Những thông tin cơ bản mà nhà đầu tư cần biết về chứng quyền là gì?” giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động, lợi ích cũng như rủi ro liên quan đến hình thức giao dịch này.

Từ đó, tự trả lời câu hỏi xem liệu đây có phải là hình thức phù hợp với bạn không?

Chứng quyền là gì?

Chứng quyền, thường được biết đến với tên gọi tiếng Anh là “Stock Warrant” là một loại chứng khoán phái sinh, cho phép người nắm giữ quyền mua hoặc bán một lượng cổ phiếu của công ty phát hành tại một mức giá xác định trước trong một khoảng thời gian nhất định.

Hiểu như thế nào về chứng quyền - Chứng quyền là gì?
Hiểu như thế nào về chứng quyền – Chứng quyền là gì?

2 loại chứng quyền là gì?

Chứng quyền bao gồm hai loại chính:

Chứng quyền mua (Call Warrant):

Người sở hữu chứng quyền mua có quyền mua chứng khoán cơ sở (ví dụ cổ phiếu) ở mức giá xác định trước (gọi là giá thực hiện) vào hoặc trước ngày đáo hạn.
Nếu giá thị trường của chứng khoán cơ sở tại thời điểm đáo hạn cao hơn giá thực hiện, người mua sẽ có lãi.

2 loại chứng quyền là gì? Chứng quyền là gì?
2 loại chứng quyền là gì? Chứng quyền là gì?

Chứng quyền bán (Put Warrant):

Người sở hữu chứng quyền bán có quyền bán chứng khoán cơ sở ở mức giá xác định trước vào hoặc trước ngày đáo hạn. Nếu giá thị trường của chứng khoán cơ sở tại thời điểm đáo hạn thấp hơn giá thực hiện, người mua chứng quyền bán sẽ có lãi.

Ngoài ra, chứng quyền thường được chia thành hai loại theo kiểu thực hiện:

  • Chứng quyền kiểu châu Âu: Chỉ được thực hiện vào ngày đáo hạn.
  • Chứng quyền kiểu Mỹ: Có thể được thực hiện bất cứ lúc nào trước ngày đáo hạn.

Tóm lại, chứng quyền là công cụ tài chính phái sinh giúp nhà đầu tư có khả năng kiếm lời dựa trên dự đoán giá trị của chứng khoán cơ sở mà không cần trực tiếp sở hữu chúng.

Cách đọc hiểu chứng quyền

Để hiểu hơn về cách đọc một chứng quyền, chúng ta sẽ lấy 1 mã cụ thể là CMWG2314. Mã này sẽ được hiểu là:

  • C: Call (chứng quyền mua)
  • MWG: Mã chứng khoán cơ sở
  • 23: Năm phát hành chứng quyền (Ở đây là năm 2023)
  • 14: Đợt phát hành chứng quyền của MWG trong cùng năm ở trên – đợt thứ 14

Các thông tin cơ bản về chứng quyền

Cách giúp bạn đọc hiểu chứng quyền. Đây là một ví dụ cụ thể về cách đọc hiểu chứng quyền là gì? Chứng quyền là gì?
Cách giúp bạn đọc hiểu chứng quyền. Một ví dụ cụ thể về cách đọc hiểu chứng quyền là gì? Chứng quyền là gì?

Các thuật ngữ và khái niệm cơ bản mà nhà đầu tư cần nắm về một chứng quyền là gì? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin cơ bản dưới đây:

  • Giá chứng quyền là khoản chi phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra để sở hữu một chứng quyền. Đây là mức giá ban đầu mà nhà đầu tư cần thanh toán để có quyền tham gia vào giao dịch chứng quyền.
  • Giá thực hiện là mức giá mà nhà đầu tư sẽ sử dụng để mua chứng khoán cơ sở khi chứng quyền đáo hạn. Đây là yếu tố quan trọng trong việc xác định lãi hoặc lỗ khi đầu tư vào chứng quyền.
  • Giá thanh toán là mức giá được dùng để xác định số tiền thanh toán mà nhà đầu tư sẽ nhận được tại thời điểm thực hiện quyền. Đây là giá trị quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá lợi nhuận từ chứng quyền.
  • Tỷ lệ chuyển đổi đề cập đến số lượng chứng quyền mà nhà đầu tư cần sở hữu để có quyền mua một cổ phiếu cơ sở (CKCS). Thông thường, tỷ lệ chuyển đổi sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng loại chứng quyền cụ thể.
  • Thời hạn chứng quyền là khoảng thời gian mà chứng quyền có hiệu lực, tức là khoảng thời gian từ khi phát hành đến khi đáo hạn. Thời gian này tối thiểu là 3 tháng và tối đa là 2 năm, tùy thuộc vào từng loại chứng quyền.
  • Ngày giao dịch cuối cùng là ngày mà nhà đầu tư có thể giao dịch chứng quyền trước hai ngày làm việc so với ngày đáo hạn. Sau ngày này, chứng quyền sẽ không còn được giao dịch nữa.
  • Trường hợp chứng khoán cơ sở bị hủy niêm yết, chứng quyền cũng sẽ bị hủy niêm yết theo. Ngày giao dịch cuối cùng của chứng quyền sẽ trùng với ngày giao dịch cuối cùng của chứng khoán cơ sở.
  • Ngày đáo hạn là thời điểm cuối cùng mà nhà đầu tư có thể thực hiện quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở theo chứng quyền mà họ sở hữu. Sau ngày này, chứng quyền sẽ hết hiệu lực.
  • Ngày thanh toán là ngày mà nhà đầu tư nhận được tiền từ tổ chức phát hành chứng quyền cho những chứng quyền đã mang lại lợi nhuận. Số tiền thanh toán sẽ dựa trên sự chênh lệch giữa giá thực hiện và giá thanh toán.

Dưới đây là một ví dụ những thông tin cơ bản về một chứng quyền

Những thông tin cơ bản trong một chứng quyền
Những thông tin cơ bản trong một chứng quyền

3 trạng thái của chứng quyền.

Bên cạnh những thông tin cơ bản về chứng quyền, nhà đầu tư cần nắm rõ các loại chứng quyền để ra quyết định mua, bán phù hợp. Vậy 3 trạng thái của chứng quyền là gì?

3 trạng thái của chứng quyền là gì?
3 trạng thái của chứng quyền là gì?

1. Chứng quyền có lãi (In-the-Money)

  • Chứng quyền mua: Chứng quyền mua được xem là có lãi khi giá chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện. Trong trường hợp này, nhà đầu tư có thể thực hiện quyền để mua chứng khoán cơ sở với giá thấp hơn giá thị trường, tạo ra lợi nhuận.
  • Chứng quyền bán: Chứng quyền bán được coi là có lãi khi giá chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện. Điều này cho phép nhà đầu tư bán chứng khoán cơ sở với giá cao hơn giá thị trường, mang lại lợi nhuận.

2. Chứng quyền hòa vốn (At-the-Money)

  • Chứng quyền mua và bán: Đây là trạng thái khi giá chứng khoán cơ sở bằng với giá thực hiện. Trong trường hợp này, nếu nhà đầu tư thực hiện quyền thì không tạo ra lợi nhuận cũng như không chịu lỗ, vì giá thị trường và giá thực hiện không có sự chênh lệch.

3. Chứng quyền mất tiền (Out-of-the-Money)

  • Chứng quyền mua: Chứng quyền mua ở trạng thái mất tiền khi giá chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện. Lúc này, việc thực hiện quyền mua sẽ khiến nhà đầu tư phải mua chứng khoán cơ sở với giá cao hơn giá thị trường, dẫn đến lỗ.
  • Chứng quyền bán: Chứng quyền bán ở trạng thái mất tiền khi giá chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện. Điều này làm cho việc bán chứng khoán cơ sở với giá thực hiện thấp hơn giá thị trường gây lỗ cho nhà đầu tư.

Lợi ích và rủi ro khi mua chứng quyền là gì?

Có 3 lợi ích rõ ràng mà nhà đầu tư được khi lựa chọn mua chứng quyền là gì:

  • Tận dụng đòn bẩy tài chính: Cho phép nhà đầu tư tăng cường khả năng sinh lời từ những biến động nhỏ của thị trường mà không cần phải đầu tư một lượng vốn lớn ban đầu.
  • Giới hạn rủi ro: Người nắm giữ chỉ mất số tiền đã bỏ ra để mua chứng quyền, không phải đối mặt với rủi ro mất thêm tiền.
  • Có khả năng thanh khoản: Thường được giao dịch trên các sàn chứng khoán, điều này đảm bảo tính thanh khoản và dễ dàng chuyển nhượng.
Lợi ích và rủi ro khi giao dịch chứng quyền là gì?
Lợi ích và rủi ro khi giao dịch chứng quyền là gì?

Bên cạnh việc hiểu rõ chứng quyền là gì và những lợi ích mà nó mang lại, nhà đầu tư cũng cần cân nhắc nhiều rủi ro tiềm ẩn của sản phẩm này.

  • Biến động giá cao: Với đặc tính đòn bẩy, giá chứng quyền thường thay đổi mạnh mẽ chỉ với những biến động nhỏ từ giá cổ phiếu cơ sở. Điều này có thể mang lại lợi nhuận cao, nhưng cũng đi kèm với rủi ro lớn.
  • Thời hạn sử dụng: Chứng quyền có thời hạn sử dụng nhất định. Nếu nhà đầu tư không thực hiện giao dịch trước khi hết hạn, chứng quyền sẽ trở nên vô giá trị, đồng nghĩa với việc mất toàn bộ khoản đầu tư.
  • Thiếu thông tin: Nhà đầu tư cần nắm rõ những thông tin, cách hiểu, giao dịch, biến động giá,.. của một chứng quyền trước khi quyết định mua. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhà đầu tư cũng có đủ thông tin cần thiết, dẫn đến việc đưa ra các quyết định sai lầm.

Liệu chứng quyền có dành cho nhà đầu tư mới?

Chúng ta đã cũng tìm hiểu Chứng quyền là gì, những lợi ích và rủi ro khi mua chứng quyền. Câu hỏi tiếp theo là: Chứng quyền có dành cho nhà đầu tư mới?

Rất tiếc, câu trả lời gần như là “Không”!

Giao dịch chứng quyền cần bạn phải theo dõi thị trường liên tục theo dõi bảng điện mỗi ngày, cập nhật xu hướng, tin tức liên quan có tác động đến giá của chứng quyền và biết cách phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp.

Điều này có nghĩa là bạn phải sẵn sàng cập nhật mọi biến động của thị trường và phân tích những điều sẽ tác động đến giá trị chứng quyền.

Chứng quyền là gì? Chứng quyền có dành cho người mới tham gia vào đầu tư?
Chứng quyền là gì? Chứng quyền có dành cho người mới tham gia vào đầu tư?

Vì vậy, đối với những nhà đầu tư mới chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm và không phải là một nhà đầu cơ toàn thời gian, thì giao dịch chứng quyền là một thách thức đáng kể cho bất kỳ ai chưa làm quen với nhịp độ nhanh và rủi ro cao của loại hình này.

Thậm chí, việc lao vào giao dịch chứng quyền mà không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng có thể dẫn đến thua lỗ nặng nề.

Do đó, bên cạnh tìm hiểu những thông tin cơ bản về chứng quyền là gì, bạn hoàn toàn có thể tham khảo thêm các hình thức đầu tư khác phù hợp hơn.

Nếu như bạn có vốn ít, vẫn muốn phát triển tài chính trong thị trường chứng khoán thì bên cạnh tìm hiểu về chứng quyền bạn có thể cân nhắc thêm các kênh khác như Chứng chỉ Quỹ, đầu tư cổ phiếu hưởng cổ tức,..

Vì vậy, bên cạnh việc tìm hiểu chứng quyền là gì, nhà đầu tư mới có thể cân nhắc các hình thức đầu tư an toàn hơn như chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu hưởng cổ tức. Những kênh đầu tư này có thể phù hợp hơn cho những người có vốn ít và mong muốn phát triển tài chính một cách bền vững.

Còn nếu bạn nghiêm túc muốn đầu tư lâu dài, muốn có mức sinh lời thỏa đáng qua từng năm thì chứng khoán là một lựa chọn khá tốt.

Tuy nhiên, để nhà đầu tư không rơi vào hoàn cảnh “ra đảo”, đòi hỏi bạn phải có hiểu biết, kiến thức nền tảng, biết cách đọc hiểu, phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiêp để lựa chọn được công ty tốt và mua với giá rẻ.

Nếu lúc này, bạn chưa biết phải đầu tư từ đâu, nên học kiến thức, đọc báo cáo tài chính như thế nào, thì có thể tìm hiểu về Khóa học đầu tư chứng khoán thông minh – The Intelligent Investor.

Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về Chứng quyền là gì và giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của kênh giao dịch này.

Hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đầu tư và bất kỳ kênh nào để đảm bảo rằng quyết định đầu tư đó sẽ phù hợp với mục tiêu, khả năng và phong cách đầu tư của mình!

Xem thêm bài viết Lợi nhuận khi giao dịch chứng quyền. Khi nào thì có lãi?