Bài viết này, học viện AYP xin được chia sẻ về triết lý tập luyện No Pain No Gain – triết lý tập luyện mà anh Nguyễn Hữu Trí – founder học viện AYP đã áp dụng trong một khoảng thời gian trước đây. Không thể phủ định rằng, triết lý này đã từng giúp anh Trí gặt hái được nhiều kết quả trong thể thao.

Tuy nhiên, lý do học viện AYP chia sẻ bài viết này là để giúp bạn phân tích và hiểu rõ được lợi ích và cả những mặt tối của phương thức vận động này. Hi vọng sẽ mang lại góc nhìn mới cho các bạn.

“No pain no gain” là gì? Nguồn gốc của câu nói này

“No pain no gain” là một thành ngữ trong tiếng Anh, dịch tiếng Việt có thể hiểu là: không trải qua đau đớn thì không thể gặt hái thành quả. Hoặc là “khổ luyện thành tài”. Ý muốn nói là không có điều gì là có thể đạt được một cách dễ dàng.
Trong lĩnh vực luyện tập thể thao, “no pain no gain” đã trở thành một triết lý cũng như kim chỉ nam cho người luyện tập, đặc biệt trong môn gym: Nếu bạn tập luyện chưa đủ tới ngưỡng đau, thì có nghĩa là bạn tập chưa đủ nặng và cơ của bạn không thể phát triển, bạn không phát triển được thành tích cá nhân.

Triết lý no pain no gain là gì?
Giải thích ý nghĩa no pain no gain

Trạng thái cơ thể sau khi tập luyện theo phương pháp “No pain no gain”

Có phải là sau những ngày tập luyện thể thao nặng, cảm xúc đầu tiên của bạn là sợ và ngán? Có phải là chỉ sau 1 thời gian ngắn bạn, bắt đầu cảm thấy kiệt sức, thậm chí còn không muốn nhấc chân ra khỏi nhà để đi tập tiếp.

Những biểu hiện sau có giống với bạn sau những buổi tập:

+ Mệt mỏi

+ Không hào hứng khi nghĩ đến buổi tập tiếp theo

+ Toàn cơ thể nhức mỏi và ê ẩm sau khi ngủ dậy

+ Hay tìm cách trì hoãn hoặc bỏ buổi tập

+ Đóng gói gym có PT theo nhiều tháng nhưng đành bỏ giữa chừng

+ Luôn muốn ưu tiên công việc, các mối quan hệ hơn việc tập luyện

Trạng thái của cơ thể khi tập "no pain no gain""
Trạng thái của cơ thể khi tập “no pain no gain” sẽ như thế nào

Vì sao tập luyện theo triết lý “No pain no gain” sẽ khó bền vững?

Theo mặt sinh học, No Pain No Gain sẽ đi theo nền tảng phát triển cơ bắp: Nếu cơ bắp của bạn bị đẩy tới giới hạn và bị tổn thương thì sau đó nó không những tái tạo và phục hồi lại như cũ mà thậm chí nó còn phát triển nhanh và mạnh hơn.

Mặc dù vậy, nếu quá lạm dụng phương pháp này, khả năng cơ thể bạn sẽ bị chấn thương khó phục hồi và dễ rơi vào trạng thái stress sau những buổi tập.

Làm sao anh Trí biết được điều này? Vì anh Trí đã theo đuổi cách tập luyện này trong suốt 5 năm, và chặng hành trình đó thật sự rất gian khó, được nhiều hơn mất…

Tập luyện theo No pain no gain khó bền vững?
Tập luyện theo No pain no gain khó bền vững vì những lý do gì

Anh Trí và 5 năm tập luyện theo mindset “no pain no gain”

Trong thời điểm đó, sau 6 năm đều đặn chạy bộ, anh Trí đã hoàn thành nhiều giải chạy cự ly lớn và khắc nghiệt nhất tại Việt Nam. Cũng chính vì vậy việc luyện tập chạy bộ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật của anh.

Anh Trí vẫn luôn giữ cho mình triết lý tập luyện “No pain no gain”. Những buổi tập lúc đó mục tiêu sẽ là phải dồn hết sức mặc kệ cho hôm sau mệt mỏi rã rời.

Tuy vậy, sự thật là phải đến 1 năm gần đây, sau khi trải qua những buổi tập mà tập xong lè lưỡi, mặt xanh lè, cảm giác như vừa chết đi sống lại, thở không được. Anh Trí mới dần thay đổi và có cái nhìn đúng về việc tập luyện.

Cho đến đầu năm 2022, một việc đã xảy ra khiến anh Trí thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của mình. Khi chỉ còn 9 tháng là đến giải chạy VMM ở Sapa cự ly 160km, cự ly lớn nhất trước giờ anh Trí từng tham gia. Anh Trí đã lao vào tập luyện, nhưng No Pain No Gain khiến cơ thể của anh bị giới hạn: đau đớn, chán nản, kết quả không cải thiện….

Đó là lúc anh Trí quyết tâm tìm cách tập luyện mới để chuẩn bị cho cuộc đua 160km dài đằng đẵng, và một triết lý tập luyện vừa không đau đớn mà còn vui đã được khám phá: No Love No Gain.

Anh Trí và 5 năm từng tập luyện no pain no gain
Anh Trí cũng từng tập luyện theo no pain no gain

Triết lý tập luyện vừa vui vẻ vừa không đau thay thế No pain no gain

Với phương pháp mới: No Love No Gain này, là một cái tên dí dỏm mà anh Trí nghĩ ra. Trong đó, chữ “love” ở đây là yêu. Mà “yêu” đúng thì không có nghĩa là nuông chiều hay dễ dãi mà nó có nghĩa là “thấu hiểu”.

Bắt đầu của quá trình tập luyện chính là từ việc hiểu bản thân mình, hiểu cơ thể mình như thế nào, muốn gì, lúc nào là lúc nên nghỉ ngơi, lúc nào nên cố gắng thêm.

Hiểu luôn tại sao cùng 1 cơ thể nhưng có lúc ta lại khoẻ hơn, có lúc lại chán nản và không còn năng lượng. Đó là lúc bạn hiểu được cả những trạng thái tích cực hay khi cạn kiệt năng lượng của mình. Từ đó tự mình lên những kế hoạch tập luyện phù hợp với riêng bản thân để cơ thể phát triển được tự nhiên và khỏe mạnh nhất.

Triết lý mới No love no gain
Triết lý mới No love no gain thay thấy No pain no gain

4 bước đơn giản nhất để áp dụng phương pháp tập luyện “No love no gain” vào buổi tập hàng ngày

Bước 1: Bạn cần dành thời gian xác định lại nhu cầu cơ thể và trạng thái cơ thể hiện tại
Bước 2: Tháo gỡ hoàn toàn những áp lực khi tập luyện: không ép bản thân đạt chỉ tiêu quá cao
Bước 3: Bắt đầu bằng những buổi tập rất nhẹ nhàng với ngưỡng nhịp tim thấp để cơ thể quen dần với việc vận động
Bước 4: Rèn luyện dựa trên sự yêu thích, thư giãn và kết nối với bản thân

Để hiểu rõ hơn về phương pháp tập luyện mới này và nghe anh Trí hướng dẫn chi tiết cách áp dụng, bạn có thể xem video sau nhé:

Bên cạnh đó, dành riêng cho những bạn cảm thấy hứng thú với việc luyện tập cũng như muốn tìm hiểu sâu hơn về triết lý tập luyện và các phương pháp để kết nối với cơ thể tốt hơn, muốn có các trải nghiệm hòa mình với thiên nhiên thì khoá học chạy bộ AYP Adventure tại học viện AYP của anh Nguyễn Hữu Trí có thể là khoá học phù hợp với bạn.

Thông tin chi tiết về khóa học các bạn tham khảo tại đây.