Trong thực tế, nhiều người hiện nay đang đối diện với quyết định khó khăn về việc có nên nghỉ việc hay không. Sự đồng thuận về việc muốn bỏ việc thường bắt nguồn từ những cảm xúc như sự chán chường, không hài lòng và mong muốn tìm kiếm cơ hội mới.
Nếu bạn đang có ý định nộp đơn nghỉ việc vào thời điểm này, hãy đọc và áp dụng 3 nguyên tắc mà học viện sẽ chia sẻ dưới đây trước khi quyết định chuyển việc nhé!
Nguyên tắc 1: Giải quyết các vấn đề công việc trước khi nghỉ việc
Trong suốt 15 năm qua, học viện đã hỗ trợ hơn 30.000 học viên trong việc huấn luyện và tư vấn về sự nghiệp. Thông thường, 95% người muốn thay đổi công việc vì cảm thấy chán chường và không hài lòng.
Tuy nhiên, khi học viện tiến hành phân tích, chúng tôi thấy rằng lý do đằng sau quyết định này thường không được làm rõ.
Điều quan trọng là bạn phải xác định rõ ràng lý do tại sao bạn cảm thấy chán chường.
Ví dụ, có thể bạn cảm thấy chán chường vì không có cơ hội thăng tiến, thu nhập không đủ, hoặc cảm thấy kiệt sức với công việc…
Hoặc có thể là do mối quan hệ với đồng nghiệp, sếp, hoặc chính sách của công ty…
Để có thể tìm ra giải pháp, bạn cần phải làm rõ ràng vấn đề. Theo kinh nghiệm của học viện, khi bạn hiểu rõ được nguyên nhân cụ thể, việc điều chỉnh và giải quyết vấn đề sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Học viện đã gặp trường hợp một số học viên quyết định nghỉ việc do mâu thuẫn với sếp. Tuy nhiên, chỉ sau 2 tháng, họ đã hối hận khi biết sếp cũng rời công ty. Công việc mà họ từng yêu thích đã không còn.
Đó là một sự lãng phí đáng tiếc, phải không?
Để hiểu rõ hơn về cách giải quyết mâu thuẫn với sếp hoặc vấn đề về năng lực chuyên môn, bạn có thể xem video hướng dẫn dưới đây của học viện.
*Đọc thêm các chia sẻ về chủ đề sự nghiệp của anh Nguyễn Hữu Trí tại đây
Nguyên tắc 2: Rút ra bài học từ công việc hiện tại
Nếu bạn gặp phải vấn đề không thể giải quyết trong công việc hiện tại và vi phạm nguyên tắc sống của bản thân, hãy xem xét khả năng chuyển việc. Tuy nhiên, trước khi quyết định, hãy suy nghĩ kỹ và rút ra bài học từ kinh nghiệm làm việc trước đó.
Dưới đây là một số câu hỏi mà bạn có thể tự đặt ra để tự phân tích:
– Vì sao ngay từ đâu, tôi không nhận ra vấn đề về văn hoá/sản phẩm dịch vụ của công ty này?
– Khi thực hiện công việc, tôi đã làm gì để gây xung khắc với đồng nghiệp và không thể khắc phục được?
– Tôi có những điểm yếu, thiếu sót nào về chuyên môn/kỹ năng làm việc làm cho kết quả công việc không đạt yêu cầu?
– Tôi cảm thấy phù hợp với điều gì và không thể chấp nhận điều gì trong công việc và văn hóa làm việc?
– Tôi cảm thấy ấn tượng nhất khi nào? Tôi tỏ ra kém nhất khi nào?
…
Hãy dựa vào những câu hỏi này để tập trung vào bản thân và nhận trách nhiệm về mình. Việc này sẽ giúp bạn học hỏi và phát triển hơn trong sự nghiệp.
Nguyên tắc 3: Chỉ nghỉ việc khi đã có một hướng đi mới tốt hơn
Chỉ nên quyết định chính thức chuyển việc khi bạn đã có một hướng đi mới tốt hơn.
Đây là một lời khuyên quan trọng từ học viện AYP. Hãy xem công việc như một mối quan hệ nghiêm túc, mà bạn muốn đồng hành và phát triển cùng nhau trong thời gian dài.
Nếu bạn định dành 2, 3 năm thanh xuân cho một công việc hoặc ngành nghề, hãy thực hiện một quá trình đánh giá kỹ lưỡng.
Đừng dựa vào những thông tin mơ hồ từ những bài viết được trả tiền trên internet, mà hãy tìm đến những anh chị đàn anh đi trước, những người đã có kinh nghiệm trong ngành từ 5 đến 10 năm trong ngành nghề lĩnh vực đó để tìm hiểu về ngành.
Họ sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quý báu và giúp bạn tiết kiệm thời gian trong việc tích lũy kinh nghiệm. Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể tham khảo:
– Cái gì là lợi và hại trong ngành, nghề này?
– Những yếu tố cần có để thành công và bám trụ trong ngành này là gì? (ngoại hình, chuyên môn, mối quan hệ…)
– Cuộc sống hàng ngày của những người trong ngành này như thế nào? (làm việc xuyên Tết, cuối tuần, có thói quen uống rượu…)
– Có những công ty nào được đánh giá tốt hoặc không tốt trên thị trường? Tốt và không tốt ở điểm nào?
– Những cá nhân xuất sắc trong ngành này là ai? Họ giỏi ở điểm nào và họ đã phải đánh đổi điều gì?
…
Sau cùng, mục tiêu của hầu hết chúng ta tìm được một công việc phù hợp với điểm mạnh, có sự yêu thích và bản thân cảm thấy ý nghĩ trong việc mà mình làm, để từ đó làm việc và cống hiến lâu dài trong hầu hết thời gian sống của mình.
Vì vậy mà việc lựa chọn đến hay đi một công việc là một việc cần được cân nhắc và làm một cách kỹ lưỡng. Chúc bạn sớm tìm được một công việc phù hợp với bản thân.
Dành cho bạn nào đang muốn hiểu bản thân, nâng cấp kỹ năng làm việc và xây dựng thói quen tốt nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu thì chương trình huấn luyện “7 thói quen của người hiệu quả” sẽ phù hợp với bạn.
Qua sự dẫn dắt của anh Nguyễn Hữu Trí, bạn sẽ được nuôi dưỡng lại sự độc lập của mình, thấu hiểu về bản thân sâu sắc hơn, học cách vượt qua sự trì hoãn và xây dựng những thói quen tích cực. Từ đó, trở thành người bản lĩnh và hạnh phúc hơn.
Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về chương trình thì hãy xem thêm tại đây nha.