Gap Year – Chuyện “con nhà người Việt”: Ám ảnh “con nhà người ta”

“Thứ hoàn hảo nhất của tạo hóa là “Con nhà người ta”
Anh chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) bàn luận về ý kiến trên”

Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi trong phòng thi và cầm trên tay đề thi THPT Quốc gia môn Văn như thế này. Khó tin nhỉ? Một hình tượng chẳng có trong bất cứ tác phẩm văn học nào nhưng cực kỳ quen thuộc trong cuộc sống. Một đề bài sẽ khiến bạn tuôn trào cảm xúc cao độ. Đơn giản vì đó là “con nhà người ta”- nhân vật huyền thoại có tầm ảnh hưởng còn hơn cả Obama, Bill Gate, Ronaldo, Pokemon,….

“Con nhà người ta” đấy! Bạn thấy ớn chưa. Một nhân vật vô hình nhưng có sức tác động “vô tình” từ thuở bạn mới bắt đầu có nhận thức cho đến khi ngôì đây, trong phòng thi tưởng tượng này và đang cười trước đề bài quái chiêu nhất bạn từng biết. Một nụ cười khoái trá pha chút rùng mình …
Từ 2 bài viết Gap Year – Chuyện “con nhà người Tây” phần 1 và phần 2, chúng ta đã thấy Gap Year là điều “bình thường như cân đường hộp sữa” với bạn trẻ trên khắp thế giới. Nhưng quay lại thực tế Việt Nam, nhiều người vẫn coi đó là điều không tưởng, một việc quá khó. Vì sao vậy?

Gap Year là chuyện mới, “Con nhà người ta” là chuyện cũ. Nhưng xét cho cùng nếu vẫn còn “con nhà người ta” thì Gap Year vẫn mãi là giấc mộng xa vời với bạn trẻ “con nhà người Việt”
Vậy khó như thế nào? Lý do gì khiến cho Gap Year bị ngăn cấm? Tại sao “con nhà người ta” lại bá đạo như vậy?

Bạn có thêm đề bài rồi đấy, hãy cùng nhau nhớ lại và theo dõi “bài làm văn” dưới đây nhé ^^

gap year

“Con nhà người ta” là ai?

Là bất cứ ai…đó có thể là con nhà hàng xóm, con nhà đồng nghiệp, con nhà cô bác chú dì, con nhà trên báo, trên tivi thậm chí trên phim. Thật khó để nêu rõ ai là “con nhà người ta” dù bạn luôn nghe đến nó, vật lộn với nó, nhớ nhung nó như một đối thủ vô hình cho đến tận bây giờ. Vì nó xuất hiện bắt đầu từ thuở bạn mới sinh ra cho đến khi đi học, đi làm, thậm chí lấy vợ sinh con.

Đặc điểm nhận dạng “con nhà người ta” là “chăm chỉ”, “ngoan ngoãn”, “học giỏi”, “hiếu thảo”. Và đi kèm luôn là sự so sánh giữa bạn và “con nhà người ta”. Cứ mỗi khi bạn mải vui ham chơi, lười làm việc nhà, điểm số kém, làm hỏng chuyện gì đó hay thậm chí mỗi khi Tivi chiếu tới cảnh học sinh nghèo vượt khó là y như rằng…bài “ca vọng cổ” và điệp khúc “con nhà người ta” lại xuất hiện. Chuyện này lặp đi lặp lại đến độ có lúc bạn phải tự hỏi không biết ai là con nuôi, ai là con đẻ nữa.

gap yeah
Mình có phải là con của ba mẹ?

Áp lực phải hoàn hảo

Sự la mắng ấy xuất phát từ lý do: Nhiều bậc cha mẹ đều muốn con mình thật hoàn hảo. Nhưng họ đâu chịu hiểu rằng sự thật là chẳng có “con nhà người ta” nào hoàn hảo cả. Xét cho cùng, cụm từ “con nhà người ta” chỉ minh chứng cho một điểm mạnh nào đó của một đứa trẻ bất kỳ xuất hiện trong tầm hiểu biết của cha mẹ bạn. Nguyên nhân sâu xa chưa chắc vì bạn đã thực sự kém cỏi như bạn nghĩ, mà đơn giản vì, bạn không hoàn hảo trong mắt cha mẹ. Sự kì vọng hoàn hảo gần như không tưởng.

gap year

Ám ảnh bị so sánh Câu chuyện từ những ông bố bà mẹ

“Con nhà anh/chị ngoan ngoãn/chăm chỉ/học giỏi quá, chẳng bù cho con nhà em”…
Việc con cái bị đem ra so sánh xảy ra thường xuyên và dễ dàng. Một thói quen được lập trình sẵn từ bao đời nay. Những lời so sánh đó tích tụ lại qua khi cha mẹ ghé qua nhà người khác và cuối cùng sẽ đổ dồn lền đầu đứa con nhà mình. Hệ quả là con cái luôn được/bị động viên cố gắng theo đuổi cho bằng bạn bằng bè.

Thoạt nghe lý do có vẻ tích cực, điều đó giúp chúng phấn đấu chăm ngoan hơn, giỏi giang hơn. Nhưng rồi, thói ăn thua hơn kém dần hình thành trong suy nghĩ của đứa trẻ. Chúng có “nhiệm vụ” luôn phải giỏi giang hơn người khác trong mắt cha mẹ. Chúng ích kỷ hơn, nhỏ nhen hơn. Việc sống trong ám ảnh bị so sánh khiến tâm hồn đứa trẻ trở nên méo mó. Chúng đáng lẽ phải như thế này, như thế kia, luôn phải làm theo chuẩn mực mà bố mẹ chúng tự cho là đúng, nếu làm sai điều gì thì đó là lỗi của chúng. Trách nhiệm thuộc về cha mẹ, thuộc về những lời so sánh, động viên và áp lực hoàn hảo thường trực đổ lên đầu con cái.

Câu chuyện từ những ông bố bà mẹ

Con cái chính là bộ mặt, là thước đo đánh giá cha mẹ. Đó là đề tài được quan tâm nhất khi các ông bố, cha mẹ nói chuyện cùng nhau, từ chuyện học hành, điểm số, chuyện công ăn việc làm đến khi dựng vợ gả chồng. Con cái ngoan ngoãn, sớm ổn định thành đạt, ba mẹ tự tin, nở mày nở mặt. Con cái hư hỏng, còn lông bông, ba mẹ tự ti, thấp thỏm sợ chê cười.
Và rồi sau những câu chuyện ấy tiếp tục là áp lực đè nặng lên những đứa con. Vô hình trung, con đường phát triển của trẻ bị đóng khung theo ý muốn cha mẹ. Những ước muốn cá nhân bị kìm hãm và loại bỏ không thương tiếc. Đơn giản vì cha mẹ không chịu lắng nghe từ chính con cái họ mà luôn bị tác động bởi yếu tố bên ngoài -những định kiến, chuẩn mực xã hội và tâm lý sĩ diện quen thuộc của người Việt.

Không có chỗ cho Gap Year

Ở độ tuổi 18, quá ít bạn trẻ  đưa ra ý định rõ ràng về việc chọn trường, chọn ngành học. Tất cả dựa vào quyết định người thân. Hoặc tệ hơn, lựa chọn cảm tính theo số đông, theo kiểu “Đại học – học đại” miễn là ngành hot (kinh tế, tài chính, y dược, công an,..) cho thỏa lòng mong ước từ gia đình. Mọi quyết định phải dựa theo người lớn, con cái “chưa đến tuổi” để có thể lên tiếng. Bất kỳ nguyện vọng manh nha ”tự quyết định” từ con cái đều nhận được ánh mắt nghi ngờ ”thích đua đòi” và cái lắc đầu dứt khoát ”tập trung học hành”.

Với nền văn hóa ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo Khổng Tử, vấn đề học tập luôn ở mức quan tâm hàng đầu. Sẽ chẳng có mấy ai nghĩ đến chuyện  việc dành một năm cho những hoạt động tình nguyện, trải nghiệm văn hóa, học hỏi những kiến thức xã hội thực tế sẽ giúp ích gì cho việc thi đỗ Đại học. Thi đỗ Đại học là trên hết!

Cuối cùng thì “Năm học thứ 13” trở thành một năm ở nhà tiếp tục ôn thi sau khi thi trượt.

Gap Year

Đến thời sinh viên, định hướng nghề nghiệp tiếp tục là khái niệm mơ hồ. Rất ít người sớm lao mình ra ngoài tìm kiếm cơ hội, thử thách bản thân và có được một kế hoạch công việc rõ ràng. Phần lớn trì hoãn đến khi tốt nghiệp và rồi sớm ổn định công việc. Điệp khúc “tập trung học hành” tiếp tục vang lên và một công việc sắp sẵn bởi gia đình khiến cho những ý định “ra ngoài thử sức”, “tự mình tìm việc” sau khi ra trường bị gạt bỏ không thương tiếc.
Hầu hết quan niệm đều cho rằng thanh niên cần bắt đầu xây dựng sự nghiệp càng sớm càng tốt để rồi tính chuyện vợ chồng con cái. Việc dành thời gian một năm “bỏ nhà đi bụi” trong mắt người lớn là một điều ngây dại và phí phạm.

Chuyện “định hướng hộ” hoặc “lót ổ” sẵn công việc ổn định ở Việt Nam trở thành trách nhiệm mặc định thuộc về các bậc phụ huynh. Việc con cái tự lập từ sớm, tự định hướng nghề nghiệp ở phương Tây thật sự quá lạ lẫm và là điều “không tưởng” trong mắt các bậc phụ huynh Việt Nam.

Những tư tưởng truyền thống “phải vào đại học”, “công việc ổn định” đã ghim sâu vào nếp nghĩ người Việt bao đời nay. Và thế là từ nhỏ đến lớn, các bạn trẻ “con nhà mình” bị giam mình trong khuôn khổ, bị tước mất quyền lợi tự lựa chọn con đường cho chính mình và phải chấp nhận rủi ro do việc để cho người khác quyết định hộ cuộc đời.

Cộng với những khó khăn về chuẩn bị tài chính, Gap Year ở Việt Nam thực sự là một ý tượng quá khó khăn. Để có được một Gap Year đúng nghĩa như các bạn trẻ “con nhà người Tây”, bạn trẻ Việt Nam phải nỗ lực gấp nhiều lần và chịu đựng những áp lực khủng khiếp từ dư luận, gia đình và xã hội.

“Con nhà người ta” sẽ còn một câu chuyện dài. Để kết thúc “ám ảnh kinh hoàng” đó đòi hỏi sự tiến bộ trong tư tưởng nuôi dạy con cái của các bậc phụ huynh, hay lớn lao hơn chính là sự thay đổi về mặt văn hóa xã hội Việt Nam. Điều này phải cần đến thời gian của vài thế hệ nỗ lực không ngừng nghỉ. Tuy vậy tuổi trẻ của bạn chỉ có hạn. Nếu bạn vẫn muốn thay đổi cuộc đời mình ngay hôm nay, đừng trông chờ vào điều thần kỳ gì đó nữa.
Chỉ cần thay đổi cách nhìn, cách tiếp cận, bạn sẽ thấy cơ hội Gap Year thật ra luôn ở ngay xung quanh bạn.

Để thấy được Gap Year đơn giản đến mức nào, đừng bỏ lỡ bài viết cuối cùng đầu tuần sau nhé!

Để có được thời sinh viên tuyệt vời nhất – Hãy Gap Year theo cách của bạn Vì tuổi trẻ là hai chữ Khám Phá – Hãy Gap Year theo cách của bạn!

gap year

Cách đây mấy hôm, team Admin AYP chúng tôi ngồi lại và ngẫm nghĩ, liệu AYP có thực sự giúp các bạn HÀNH ĐỘNG. Hay chỉ là CẢM HỨNG nhất thời rồi sau đó bạn lại là chính mình của ngày hôm qua. 4 năm đại học không phải là nhiều để các bạn có thể thu nhập cho đủ kiến thức, rèn luyện kỹ năng, làm giàu vốn sống và kinh nghiệm của mình. AYP muốn có 1 cái gì đó để các bạn có thể làm được ngay, không cần phải chần chừ quá lâu, quá phức tạp.
Và chúng tôi nhận ra chẳng đi đâu xa, các bạn hoàn toàn có thể đến gần chúng tôi, ngay bây giờ hoặc ngay trong ngày mai. Để chúng ta gặp nhau. Để AYP đồng hành cùng thời sinh viên tuyệt vời nhất ! Dưới đây là chương trình do AYP tổ chức mà bạn nhất định phải tham dự nếu còn là sinh viên. Khóa học vì cộng đồng “THIẾT KẾ THỜI SINH VIÊN TUYỆT VỜI” là một trong những nơi bạn có thể đến để học hỏi và trau dồi bản thân.

[gdlr_styled_box content_color=”#ffffff” background_color=”#ff6600″ corner_color=”#ff6600″ ]Tổ chức trong 4 tiếng miễn phí, giúp sinh viên nắm được xu hướng thị trường (5 năm tới thị trường sẽ cần gì), để chuẩn bị ngay từ bây giờ, truyền động lực giúp bạn quyết liệt hơn với mục tiêu trong cuộc sống  và giới thiệu về 7 thói quen hiệu quả cho bạn trẻ thành đạt[/gdlr_styled_box]

Share:

More Posts

Send Us A Message