Hướng dẫn cách từ chối khéo léo khi có một người nhờ một việc gì đó mà bạn không thể làm được.

Từ chối không phải lúc nào cũng dễ dàng, chúng ta thường lo lắng rằng làm như vậy sẽ khiến người khác bị tổn thương hoặc ảnh hưởng đến mối quan hệ.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số nguyên tắc và cách từ chối khéo trong nhiều tình huống cụ thể.

3 cách từ chối khéo léo không gây mất lòng 1

Hậu quả khi không biết từ chối sai và 3 cách từ chối khéo léo

Có 2 tình huống phổ biến thường gặp khi nói lời xin lỗi có thể để lại hậu quả nghiêm trọng:

Từ chối nhưng quá “thẳng”: Một lời từ chối quá thẳng thắn sẽ rất dễ gây tổn thương, dễ dẫn đến mâu thuẫn, bất hòa và khiến cho mối quan hệ bị rạn nứt.

Không dám từ chối, nhận thiệt về mình: Khi không biết từ chối, người khác có thể dễ dàng nhờ vả bạn làm những việc mà họ không muốn làm. Lâu dần, bạn sẽ trở thành “người gánh team” cho mọi người, và bản thân lại là người chịu thiệt.

Cách 1: Đừng từ chối quá thẳng thừng

Có một câu nói giống như vậy: “Từ chối không gây mất lòng. Một lời từ chối thẳng thừng mới là thứ gây mất lòng người khác”

 

3 cách từ chối khéo léo không gây mất lòng 2

Ví dụ, có người tới và hỏi bạn rằng:

Ê đi ăn trưa không? – KHÔNG!

Ê, làm giúp cái này được không? – KHÔNG!

Ê, xem video này hay lắm nè! – KHÔNG XEM!

Cách phản hồi đó giống như một gáo nước lạnh tạt vào mặt người khác. Hãy thử tưởng tượng, bạn đang có một điều rất hay muốn chia sẻ với bạn của mình, nhưng lại nhận được câu trả lời cụt ngủn “KHÔNG!”. Bạn sẽ cảm thấy như thế nào?

Rất khó chịu và bực mình.

Cho nên, bước đầu tiên chính là nhận thức được cách trả lời của mình sẽ ảnh hưởng gì tới người khác.

Cách phản hồi thẳng thừng này phần lớn tới từ thói quen “Nói chuyện cụt ngủn” – Hỏi gì đáp nấy, không giải thích quá dài.

Nếu bạn đang mắc phải thói quen này, và muốn biết cách thay đổi hiệu quả, xem thêm video anh Huỳnh Duy Khương hướng dẫn chi tiết ở video bên dưới.

[youtube]https://www.youtube.com/watch?v=_nhOVQJ6qw0[/youtube]

Cách 2: Từ chối có lý do chính đáng và cụ thể

Cách từ chối khéo ở đây là đừng chỉ đưa ra câu trả lời “KHÔNG”. Hãy nói luôn cả lý do vì sao bạn chưa làm được chuyện đó. Khi đưa ra lý do chính đáng, người đối diện sẽ dễ dàng thông cảm và chấp nhận hơn.

3 cách từ chối khéo léo không gây mất lòng 3

Bất cứ khi nào có một người tới làm một việc gì đó, nhưng bạn đang bận, hãy áp dụng công thức: Hiện tại mình đang bận làm việc A, không làm được việc B. Bạn nhờ người khác được không?”

Ví dụ, khi có một đồng nghiệp tới rủ bạn đi ăn trưa, nhưng hiện tại bạn đang có chạy deadline để kịp nộp báo cáo cho Sếp:

Đừng nói: “Không đi đi. Đang bận.”

Hãy nói: “Mình đang cần làm nốt báo cáo để nộp cho Sếp vào 30 phút nữa nên không đi ăn trưa được rồi. Có gì bạn cứ đi ăn trước đi, cho mình lỡ hẹn một hôm nha.”

Bonus tip: Nếu đó là mối quan hệ thân thiết, bạn có thể làm cho không khí của cuộc trò chuyện trở nên thoải mái, vui vẻ hơn. Không nhất thiết lúc nào cũng phải nghiêm túc. Giống như vậy “Huhu không được đâu, Sếp dí quá, phải làm cho xong mới đi ăn được hic”

Cách 3: Đừng từ chối con người, hãy từ chối lời mời

Khuyến nghị: Cách từ chối khéo này rất phù hợp để áp dụng cho những mối quan hệ mới, chưa có nhiều sự thân thiết.

Một lời từ chối thẳng thừng không chỉ khiến người đối diện khó chịu, bực mình. Thậm chí trong nhiều trường hợp có thể trở nên… suy nghĩ quá nhiều (overthinking).

Ví dụ, Crush rủ bạn đi ăn một quán ăn nổi tiếng nhưng vì bận công việc phải tăng ca cuối tuần nên không tham gia được. Nếu nói không khéo, hoặc nói quá thẳng thừng, người kia có thể cảm thấy bản thân bị chối bỏ và tự tưởng tượng ra nhiều thứ như:

“Chắc vì mình nhạt nhẽo, không có gì ấn tượng nên mới bị từ chối.”

“Chắc họ không thích mình nên mới từ chối như vậy.”

Trong khi lý do từ chối rất đơn giản: Phải tăng ca cuối tuần. Chứ mình từ chối không phải vì họ đẹp hay xấu, nhạt nhẽo hay ấn tượng.

3 cách từ chối khéo léo không gây mất lòng 4

 

Đặc biệt với những mối quan hệ mới, hãy nỗ lực giải thích rõ ràng và chi tiết để hạn chế tối đa tình huống bị hiểu lầm khi nói lời từ chối. Ví dụ trong tình huống trên, có thể nói như vậy:

“Cuối tuần này mình phải tăng ca do mấy tháng gần đây có nhiều việc cần phải xử lý hơn, chắc là sẽ chưa đi được dịp này. Nhưng vẫn rất muốn đi ăn quán X đó một lần để xem đồ ăn như thế nào, nên là mình hẹn lại dịp khác được không?”

Lời xin lỗi trên thể hiện rất rõ lý do và mong muốn. Nói được như vậy, bạn sẽ không còn gặp phải những mâu thuẫn không đáng có trong mối quan hệ nữa.

Kết lại

Đó là 3 cách từ chối khéo bạn có thể ứng dụng. Hãy nhớ:

“Lời từ chối hiệu quả là một lời từ chối chân thành, rõ ràng, đúng cách để người khác hiểu ý của mình mà không gây ra những tình huống mích lòng, khó chịu không đáng có.”

Nếu hiện tại bạn đang gặp khó khăn trong giao tiếp, và muốn tìm kiếm một môi trường để cải thiện và thay đổi hiệu quả, tìm hiểu thêm khóa học Public Speaking tại đây của anh Huỳnh Duy Khương.